Ngay cả khi bạn đang trong phong độ rất tốt trong suốt buổi phỏng vấn cho đến lúc được hỏi “Bạn có thắc mắc hay câu hỏi nào dành cho chúng tôi không” từ người phỏng vấn. Nếu bạn làm sai nó sẽ có thể là điểm trừ lớn.
Đến bước này, nhà tuyển dụng muốn lắng nghe những thắc mắc của bạn. Đồng thời là cơ hội để bạn thể hiện sự mong muốn và thấu hiểu về công ty và mức độ quan tâm nỗ lực với sự nghiệp của bạn. Vì vậy hãy tận dụng cơ hội này, có thể bạn sẽ nghe được phản hồi “Đó là một câu hỏi hay!” từ nhà tuyển dụng.
Xem thêm: Quy trình phỏng vấn tại Nhật
Đặt câu hỏi cho vòng phỏng vấn đầu tiên
Thông tin về hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty cũng như các hoạt động chính của nhân viên tại công ty
Trong buổi phỏng vấn đầu tiên, người phụ trách bộ phận nhân sự thường sẽ là người phỏng vấn bạn.
Vì thế bạn nên đặt những câu hỏi liên quan đến thông tin về hệ thống, cơ cấu tổ chức của công ty và các hoạt động chung của nhân viên, đặc biệt là đối với các nhân viên chuyển việc thì có khác biệt gì cần lưu ý không.
Ngoài ra, các câu hỏi thắc mắc để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thứ hai cũng sẽ truyền tải sự sẵn sàng và nhiệt tình của bạn khi gia nhập công ty.
Người phỏng vấn là ai?
Chuyên viên tuyển dụng trong bộ phận nhân sự
Người phỏng vấn đang tìm kiếm điều gì ở ứng viên?
Họ sẽ muốn xem ứng viên có các kỹ năng ứng xử trong doanh nghiệp và kỹ năng giao tiếp đi cùng với khả năng quản lý thời gian làm việc hay không. Sự tương thích với văn hóa của công ty trong phong cách của bạn cũng là một điểm cần xem xét.
Ví dụ về những câu hỏi mà bạn có thể đặt cho nhà tuyển dụng
Q1. Anh chị em trong công ty mình có những đặc điểm chung nào không ạ?
Đặc điểm của những người trong công ty sẽ phản ánh văn của công ty, bạn có thể nhận được những câu trả lời liên quan đến tính cách chẳng hạn như sự năng động. Bộ phận nhân sự, có thể nói về toàn bộ công ty, không chỉ một bộ phận cụ thể.
Q2. Thời gian đào tạo sau khi gia nhập công ty có được chia thành đào tạo cho tất cả các nhân viên mới trung cấp và đào tạo theo từng bộ phận không?
Hỏi về lộ trình đào tạo và hướng dẫn dành cho nhân viên mới vừa phù hợp với khả năng giải đáp của người phỏng vấn từ Phòng Nhân sự, vừa thể hiện được mong muốn gia nhập vào công ty.
Q3. (Đối với nữ) Có nhân viên nữ nào trong công ty đang trong kỳ nghỉ thai sản (nghỉ sinh sản và chăm sóc trẻ sơ sinh) không ạ?
Câu hỏi này vừa giúp bạn hiểu thêm về những chế độ cũng như phúc lợi dành cho nữ nhân viên khi mang thai làm việc tại công ty, cũng như thể hiện mối quan tâm của bạn đối với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Q4. Có phải tôi sẽ gặp người phỏng vấn quan tâm đến khả năng làm việc với vị trí mà tôi ứng tuyển hoặc sẽ như thế nào ở vòng phỏng vấn tiếp theo ạ?
Trong cuộc phỏng vấn thứ hai, nhà quản lý với vị trị mà bạn ứng tuyển thường sẽ là người phỏng vấn. Trọng tâm của vòng này là về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
Sẽ là khôn ngoan nếu bạn nắm được thông tin về cách chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tiếp theo trong buổi phỏng vấn đầu tiên. Tuy nhiên, hãy thêm lời mở đầu chẳng hạn như “Nếu tôi vượt qua vòng tuyển chọn đầu tiên này,…”.
ĐẶT CÂU HỎI TRONG BUỔI PHỎNG VẤN TIẾP THEO (VÒNG 2)
Vẽ một hình ảnh cụ thể về cách bạn làm việc và đặt câu hỏi
Người phỏng vấn cho cuộc phỏng vấn thứ hai thông thường sẽ là người quản lý vị trí của bạn sau khi gia nhập công ty. Bạn nên đặt câu hỏi mức độ công việc cần thiết thực tiễn về công việc cụ thể của bạn để có thể bắt đầu làm việc ngay lập tức khi nhận việc và vai trò của bạn trong phòng ban mà bạn trực thuộc.
Người phỏng vấn là ai?
Người quản lý của bạn sau khi gia nhập công ty
Người phỏng vấn đang tìm kiếm điều gì ở bạn?
Họ đang cố gắng xác nhận xem bạn có phải là một nhân viên có thể đóng vai trò tích cực như một lực lượng nòng cốt hay không, chẳng hạn như liệu bạn có đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc mà họ muốn giao phó hay không.
Họ cũng đang xem xét khả năng tương thích và cân bằng với các thành viên hiện tại trong phòng ban có thể làm việc cùng bạn trong tương lai.
Ví dụ câu hỏi bạn có thể đặt cho người phỏng vấn
Q1. Ngài có nghĩ rằng những con số quan trọng nhất trong công việc này, hiện nay là số lượng bán hàng và số lượng đặt hàng mới?
Kiểm tra các vấn đề hiện tại về mặt số lượng. Đó là một điểm hấp dẫn mà bạn có thể vẽ ra một hình ảnh cụ thể về công việc của mình sau khi gia nhập công ty, chẳng hạn như những gì được yêu cầu sau khi gia nhập công ty và những chỉ tiêu bạn nên làm hết sức mình để được đánh giá.
Q2. Với công việc này, tôi có thể tự do xử lý dữ liệu marketing và dữ liệu hiệu suất cần thiết cho các đề xuất và phân tích không?
Đây là một câu hỏi khá hấp dẫn về phong cách làm việc là đưa ra giả thuyết và đưa ra đề xuất dựa trên dữ liệu trong khi xác nhận cách tiến hành công việc hàng ngày.
Q3. Mục tiêu cá nhân của tôi được thiết lập như thế nào? Có cơ chế đánh giá kết quả nào khác ngoài con số không?
Không giới hạn ở bộ phận bán hàng, trục đánh giá có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng trong công việc. Bằng cách đặt câu hỏi về mục tiêu của bạn tại thời điểm phỏng vấn, bạn sẽ cho thấy rằng bạn nhận thức được kết quả công việc của mình.
Q4. Ở buổi phỏng vấn đầu tiên, tôi nghe nói rằng “khách hàng là trên hết”. Bộ phận kế hoạch (ví dụ này là vị trí công việc bạn ứng tuyển) thể hiện ở khía cạnh nào trong nhận định này ạ?
Bạn có thể đặt câu hỏi về ở đến buổi phỏng vấn trước mà có chi tiết liên quan đến buổi phỏng vấn này, với điều kiện đây là câu hỏi mang ý nghĩa tầm nhìn chẳng hạn như sự đóng góp của cả bộ phận mà bạn đang ứng tuyển đối với sự phát triển của công ty.
ĐẶT CÂU HỎI TRONG BUỔI PHỎNG VẤN CUỐI CÙNG (VÒNG 3)
Ý thức được về làm việc lâu dài, chuẩn bị những mong muốn được giúp đỡ
Những buổi phỏng vấn gần cuối và cuối cùng chắc chắn sẽ có sự tham gia của các nhân vật thuộc ban lãnh đạo của công ty.
Thật dễ dàng để nói “(Tôi không có bất kỳ câu hỏi nào)” vì cảm giác lo lắng trước sự trang trọng hơn thường lệ, nhưng vì họ là những người đưa ra quyết định cuối cùng về việc tuyển dụng, nên bạn hãy đầu tư cho câu hỏi để thể hiện sự sẵn sàng gia nhập công ty của bạn. Hãy cẩn thận để không giống như một nhà phê bình.
Người phỏng vấn là ai?
Các giám đốc và có thể là cấp cao hơn
Người phỏng vấn đang tìm kiếm điều gì ở bạn?
Họ đang xem xét mức độ sẵn sàng gia nhập công ty và liệu nó có phù hợp với tương lai và định hướng của công ty hay không. Xác định xem bạn có phải là người sẽ làm việc lâu dài hay không, cân nhắc lợi ích của toàn công ty cũng như công việc phụ trách và bộ phận mà bạn được giao.
Ví dụ các câu hỏi bạn có thể đặt cho người phỏng vấn
Q1. Ngài có đang nghĩ đến việc mở rộng mục tiêu sản phẩm của công ty?
Đây là một câu hỏi nhấn mạnh rằng bạn đang quan tâm không chỉ hoạt động kinh doanh hiện tại mà còn cả những phát triển trong tương lai. Bạn sẽ được nghe từ nhà lãnh đạo cấp cao về các thông tin mang tính tầm nhìn, định hướng của công ty.
Q2. Ngài nghĩ nhân viên nên tập trung như thế nào với sự ra đời của CNTT cải thiện hiệu quả nội bộ?
Đây là một câu hỏi nhấn mạnh các xu hướng của thế giới, các chiến lược của công ty và mối liên hệ giữa chúng với những hoạt động kinh doanh của công ty.
Q3. Ngài có kế hoạch tăng số lượng nhân viên của bộ phận này trong tương lai không?
Bằng cách hỏi xem tổ chức hoặc doanh nghiệp mà bạn phụ trách sẽ phát triển hay mở rộng, bạn sẽ cho thấy rằng bạn sẵn sàng đóng góp vào sự phát triển đó.
Q4. Về sự thay đổi lớn nhất trong sản phẩm của công ty mình so với (các) năm trước?
Điều hấp dẫn là bạn hiểu xu hướng của sản phẩm công ty và bạn quan tâm không chỉ đến việc thực hiện các biện pháp mà còn cả kết quả và phân tích sau khi thực hiện.
Nguồn:
- Growupwork.com – Mạng tuyển dụng giới thiệu việc làm tiếng Nhật và kỹ sư IT.
- Phone: (+84)353-253-373
- Email: contact@growupwork.com
- Office: Tầng 3 Tòa nhà QCOOP, Số 647 Lý Thường Kiệt, P.11, Q.Tân Bình, TP.HCM
Discussion about this post