Giải pháp việc làm
  • Trang chủ
  • Tuyển dụng
  • Tìm việc làm
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tuyển dụng
  • Tìm việc làm
  • Tin tức
No Result
View All Result
Giải pháp việc làm
No Result
View All Result
Home Tuyển dụng

Cách trả lời phỏng vấn xin việc thuyết phục 10/10 nhà tuyển dụng

ATPMedia by ATPMedia
17/10/2019
in Tuyển dụng, Ứng viên
0
Cách trả lời phỏng vấn xin việc thuyết phục 10/10 nhà tuyển dụng
5 / 5 ( 1 bình chọn )

Để tạo được ấn tượng tốt khi đi phỏng vấn xin việc thì cần làm gì? Với bài viết này giaiphapvieclam.com sẽ cung cấp loạt bí kíp hữu ích về cách trả lời phỏng vấn xin việc hiệu quả tới các bạn trẻ đang muốn tìm việc hoặc thay đổi chỗ làm. 

Hãy nhanh chóng “bỏ túi” những cách trả lời phỏng vấn xin việc hiệu quả sau, chắc chắn chúng là sẽ là hành trang đắc lực, giúp bạn “xin đâu trúng đấy”, bước tới những cánh cửa việc làm mơ ước.

Trước buổi phỏng vấn xin việc 

Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tự tin

Cach Tra Loi Phong Van Xin Viec Hieu Qua
Cố gắng “xốc” lại tinh thần tức thời để có 1 buổi phỏng vấn trơn tru.

Quá trình chuẩn bị tính thần để đi phỏng vấn xin việc là một việc vô cùng quan trọng trước khi bước vào 1 cuộc phỏng vấn.

Có nhiều cách giúp tâm lý bạn thoải mái như điều khiển hơi thở, nghe nhạc để gạt đi mọi sự lo âu trong đầu khi chờ đợi tới lượt phỏng vấn.

Và một điều cần lưu ý là đừng liên tục vẽ ra các viễn cảnh trong đầu với hàng tá câu hỏi như: Không biết người ta sẽ hỏi mình gì nhỉ? Người phỏng vấn trước mình có tốt không nhỉ? Bạn đấy có giỏi hơn mình không nhỉ?… Các câu hỏi này sẽ “ám ảnh” bạn, tạo sự lo âu không đáng có.

Nếu được bạn có thể nhai thêm kẹo cao su trước buổi phỏng vấn vì đây là cách giúp bình tĩnh, tỉnh táo hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhai kẹo cao su sẽ làm giảm lượng hormone cortisol – nguyên nhân gây stress, đồng thời, giúp người ta có trí nhớ tốt hơn, kích thích chức năng hoạt động của não.

Xem thêm: Bí quyết phỏng vấn xin việc trái ngành thành công

Chuẩn bị kiến thức chuyên môn

Phỏng Vấn Xin Việc

Chuẩn bị kĩ càng trước khi đi phỏng vấn cũng giống như bạn làm bài kiểm tra và có học bài vậy.
  • Để có 1 tâm lý tự tin, vững vàng như trên thì trước đó, bạn càng phải chuẩn bị chu đáo hơn nữa. Không gì giúp ích bằng việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công ty tuyển dụng, kiến thức chuyên môn trước khi đi phỏng vấn.
  • Một số thông tin cơ bản bạn không thể không nắm rõ như tên công ty, lĩnh vực hoạt động, thành tựu, CEO là ai, môi trường kinh doanh, đối thủ kinh doanh,…
  • Tất cả sẽ giúp người phỏng vấn có cảm giác bạn đang rất quan tâm tới vị trí ứng tuyển nên mới tìm hiểu cặn kẽ như vậy. Rõ ràng, nhà tuyển dụng nào cũng bị thuyết phục bởi những người có tâm huyết với công việc, phải không nào?
  • Ngoài ra, sự chuẩn bị kỹ lưỡng ở khâu này còn giúp bạn dễ dàng đương đầu, vượt qua những câu hỏi tình huống, vặn vẹo khó lường.
  • Cuối cùng, hãy nhớ 1 điều rằng tuyệt đối không đến muộn khi đi phỏng vấn. Nếu không, mọi sự chuẩn bị bên trên sẽ biến thành “công cốc”.

Trong buổi phỏng vấn

Ấn tượng ban đầu

ấn Tượng Trong Buổi Phỏng Vấn
1 nụ cười tươi và vài câu nói “bâng quơ” sẽ giúp bạn nhẹ nhõm hơn trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn. 
  • Ấn tượng ban đầu vô cùng quan trọng. Nó sẽ phần nào quyết định người phỏng vấn có cảm tình với bạn hay không.
  • Không phải nhà tuyển dụng nào cũng cởi mở, vui vẻ với người xin việc ngay khi gặp gỡ. Điều này, đôi khi khiến bạn căng thẳng theo. Nếu họ không “bắt chuyện” trước, bạn hãy ghi điểm bằng cách trở thành người chủ động.
  • Đừng quá nghiêm trọng hóa vấn đề về 1 buổi phỏng vấn. Hãy coi đó là 1 cuộc đối thoại, trò chuyện. Sau đó, người ta hỏi gì, bạn hãy trả lời lại thật nhiệt tình, đôi khi là như những người bạn vậy. Đương nhiên, bạn vẫn nên có 1 khoảng cách, giới hạn nhất định.
  • Vừa bước chân vào phòng phỏng vấn, hãy cười thật tươi, tìm 1-2 chi tiết “râu ria” nào đó để tương tác với người phỏng vấn, ví dụ như nói về 1 chuyện vừa xảy ra với bạn ở bên ngoài chẳng hạn. Nếu không, đơn giản hơn, hãy chào hỏi lịch sự kèm 1 nụ cười thật tươi.

Xem thêm: Cách Viết Email Xin Việc Chuyên Nghiệp Khi Tìm Kiếm Việc Làm

Giao tiếp bằng mắt hiệu quả – Eye contact

Giữa 2 người có năng lực tương đương, ai tự tin hơn, người đó sẽ được ưu tiên, trao cơ hội. Bạn hoàn toàn không nên cúi gằm mặt, liên tục nhìn xuống phía dưới, lâu lâu mới liếc lên mà hãy nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn.

Phỏng Vấn Xin Việc 2
Tận dụng triệt để “eye contact” (giao tiếp bằng mắt) để chiếm được lòng tin của nhà tuyển dụng. 

Bạn bản lĩnh hay e dè, tất cả sẽ được bộc lộ qua mọi cử chỉ, điệu bộ, ánh nhìn. Hãy là người kiểm soát chúng khi ngồi trước mặt nhà tuyển dụng, đặc biệt những bạn sinh viên mới ra trường bởi với những người dày dặn kinh nghiệm, đây chỉ là “chuyện nhỏ”.

Bạn có thể thường xuyên luyện tập trước gương để học cách diễn tả ngôn ngữ cơ thể (body languages) sao cho tự nhiên nhất trước khi đi phỏng vấn. Tuy nhiên, cũng đừng lạm dụng, liên tục “khua tay múa chân” một cách thừa thãi nhé!

Tận dụng năng lượng tích cực

Hãy cố gắng tìm kiếm, trải nghiệm thật nhiều để xem mình yêu thích, mong muốn điều gì. Một khi đã tới buổi phỏng vấn, hãy thể hiện mình là 1 người năng động, trẻ trung, thực sự đam mê, khao khát có được vị trí ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ vô cùng trân trọng, ấn tượng điểm này, thậm chí còn đánh giá cao hơn cả 1 vài kinh nghiệm, kỹ năng viết bằng câu chữ trên CV. Tóm lại, năng lượng tích cực chính là “chìa khóa vàng” tạo nên cách trả lời phỏng vấn xin việc hiệu quả.

Kỹ năng mềm

Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm giờ đây cũng là yếu tố được tất cả các nhà tuyển dụng đề cao. Hai trong số đó thường là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng giao tiếp vừa là năng lực, vừa là năng khiếu nên không có cách nào khác giúp bạn cải thiện nhờ việc tích cực trau dồi, luyện tập. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ tư duy, sáng tạo của bạn đến đâu.

Applicant And Recruitment Procedure
Hãy cố gắng tỏ ra mình là 1 người “có chiều sâu” thay vì bị hỏi gì mặt cũng ngây ngô, nói năng “xổ toẹt”. Hãy là người chủ động trả lời, đừng để “cậy mồm mới nói”. Nguồn ảnh: Internet

Sự chân thành, trung thực

Ngoài ra, hãy cởi mở chia sẻ với nhà tuyển dụng nếu bị hỏi về “sự thất bại”. Nó, trước tiên sẽ thể hiện trước tiên bạn là người chân thành, trung thực, không hoa mỹ. Sau đó, nó cho thấy bạn là tuýp người rất cầu tiến. Tuy nhiên, hãy nhấn mạnh cách bạn đứng lên sau vấp ngã như thế nào, vượt qua nó ra sao và rút ra bài học kinh nghiệm gì.

Không nói “cụt lủn”

“Hỏi gì nói nấy” hoàn toàn là điểm trừ trong một cuộc phỏng vấn, nhất là với những câu hỏi bằng tiếng Anh, điều cấm kị nhất là chỉ trả lời Yes/No. Hãy nhớ, mỗi câu hỏi của nhà phỏng vấn đều là một cơ hội để bạn thể hiện mình nên hãy nhanh chóng nắm bắt, đừng để tuột mất. Những khoảng lặng trong các buổi phỏng vấn là rất nguy hiểm, đáng sợ nên hãy cố gắng đừng để thời gian này bị gián đoạn.

Hãy phỏng vấn ngược

Hãy Phỏng Vấn Ngược

Kết thúc buổi phỏng vấn, nếu có thể, bạn hãy hỏi ngược lại nhà tuyển dụng bằng những thắc mắc bạn đã chuẩn bị từ trước, nếu có. Nếu mọi thứ đã rõ ràng, bạn không có gì phải băn khoăn thì hãy chốt lại bằng 1 lời cảm ơn và 1 nụ cười rạng rỡ.

Trong các cuộc phỏng vấn, ứng viên luôn nghĩ mình ở thế bị động và họ thường chỉ sẵn sàng trả lời lại khi được hỏi mà thôi. Họ không dám thắc mắc hay đối đáp lại nhà tuyển dụng mặc dù trong lòng cũng muốn tìm hiểu thêm về công ty, mức lương thưởng, chế độ đãi ngộ. Rất nhiều bạn sinh viên thổ lộ rằng, việc hỏi ngược lại là không quan trọng vì thứ nhất, không nghĩ ra câu gì để hỏi, thứ hai, sợ để lại ấn tượng xấu. Nhìn chung, các bạn thường e ngại, đa số nằm ở nguyên nhân thiếu tự tin.

Sự lo lắng, tự ti ấy cũng là điều dễ hiểu bởi các bạn đang coi mình ở thế bị động. “Đi xin việc”, từ “xin” như một cơ chế “ban ơn”, người đi phỏng vấn ở “cơ dưới”, chỉ có thể nghĩ đến việc làm thế nào để thể hiện hết mình, để xin được công việc đang mong muốn chứ không nghĩ phỏng vấn là sự trao đổi 2 chiều. Vì vậy, xin hãy lưu ý, phỏng vấn là sự tương tác từ cả 2 phía. Hiểu rõ bản chất, bạn sẽ giải quyết được mọi vấn đề, rào cản.

“Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”, đó là điệp khúc ở cuối mỗi buổi phỏng vấn. Nó là “cơn ác mộng” hay cơ hội, đều tùy thuộc hết vào bạn. Nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao và rất thích thú với việc người xin việc biến cuộc phỏng vấn thành cuộc trao đổi 2 chiều ngay từ đầu.

Hãy nhớ, ở bước này, chỉ với một vài câu hỏi đúng hướng, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được tư duy sắc bén, khả năng xử lý tình huống và sự hứng thú của bản thân đối với công ty, rất dễ ghi điểm “đến phút cuối cùng”. Điều quan trọng là bạn có biết tận dụng thời cơ và đặt ra những câu hỏi đắt giá hay không.

Sau buổi phỏng vấn

  • Nếu được nhận việc, hãy viết email gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng trong vòng 24h.
  • Kể cả khi buổi phỏng vấn thất bại, bạn là người bị loại, hãy giữ bình tĩnh, không chút thái độ.
  • Thẳng thắn email lại nếu không muốn nhận việc, không được “lặn mất tăm” hay tắt máy, lặng lẽ từ chối cuộc gọi mà không có bất cứ phản hồi nào. Hãy rèn cho mình tính chuyên nghiệp từ những hành động này.

Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc

  • Bạn hãy giới thiệu về bản thân?
  • Bạn có những điểm mạnh, điểm yếu nào?
  • Bạn biết gì về công ty chúng tôi và vị trí đang ứng tuyển?
  • Tại sao chúng tôi nên nhận bạn?
  • Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?

15 lưu ý để có buổi phỏng vấn hiệu quả

  • Ăn mặc thanh lịch, gọn gàng, phù hợp với vị trí ứng tuyển
  • Trang điểm nhẹ nhàng, tươi tắn, không make-up lòe loẹt
  • Luôn nở nụ cười tươi tắn, vui vẻ, thân thiện
  • Giữ hơi thở thơm tho (nên đánh răng trước khi đi phỏng vấn, mang theo viên ngậm, chai xịt thơm miệng, chai nước nhỏ để tránh khô miệng)
  • Không nói xấu sếp hoặc đồng nghiệp cũ
  • Không nói dối, trung thực với mọi thông tin đưa ra
  • Không đùa cợt thiếu nghiêm túc
  • Không cướp lời khi người khác đang nói
  • Không chia sẻ lan man, dài dòng về các vấn đề riêng tư
  • Tìm hiểu tỉ mỉ, chi tiết về văn hóa công ty cùng các thành tựu, sự kiện quan trọng
  • Cố gắng (tỏ ra) thoải mái khi gặp phải những câu hỏi hóc búa, đòi hỏi tư duy, phản biện
  • Khéo léo nhấn mạnh cá tính của bản thân, đừng quá phô trương, khoe khoang, phản cảm

10 website vừa tìm được việc, vừa cung cấp cẩm nang trả lời phỏng vấn

  • Vietnamworks.com
  • Cv.com.vn
  • Careerlink.vn
  • Careerbuilder.vn
  • Topitworks.com
  • Kosaido-hr.com
  • Timviecnhanh.com
  • 123job.vn
  • Vieclam24h.vn
  • Tuyencongnhan.vn
  • timviec.com.vn

Hãy nhớ là bên cạnh các yếu tố chuyên môn thì các Body Language cũng là những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của 1 buổi phỏng vấn như là khuôn mặt, nụ cười, ngôn ngữ hình thể,…

Hy vọng, các bạn đã có được những thông tin hữu ích về cách trả lời phỏng vấn xin việc hiệu quả. Chúc bạn tìm được công việc yêu thích!

Phương Duy – giaiphapvieclam.com

Nguồn: cv.com.vn

Tags: cách trả lời phỏng vấncách trả lời phỏng vấn thuyết phục nhà tuyển dụnglàm sao thuyết phục nhà tuyển dụngtrả lời phỏng vấntrả lời phỏng vấn thuyết phục nhà tuyển dụng
ATPMedia

ATPMedia

Related Posts

Cách đặt câu hỏi hay cho 3 vòng phỏng vấn xin việc tại Nhật
kỹ năng phỏng vấn

Cách đặt câu hỏi hay cho 3 vòng phỏng vấn xin việc tại Nhật

10/12/2020
Những điều Cần Lưu ý Khi đi Phỏng Vấn 1
Kiến thức bản thân

Những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn để có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng

22/09/2020
Cv đẹp Cần Gì
Kiến thức bản thân

CV đẹp cần gì ? Những điều nên và không nên khi làm CV đi xin việc?

20/09/2020
Cách Viết Cv Chuyên Nghiệp1
CV mẫu

Làm thế nào tạo cv chuyên nghiệp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?

28/08/2020
1920x1080 Ky Nang Tra Loi Phong Van Xin Viec
Doanh nghiệp - Công ty

Kỹ năng trả lời khi đi phỏng vấn và hững câu hỏi thường gặp?

11/07/2020
Ho So Xin Viec Online Rat Huu Dung
CV mẫu

Bộ hồ sơ xin việc online qua email gồm những gì?-JobNow

02/06/2020
Load More
Next Post
Viết CV xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

Viết CV xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

By Categories

  • Chưa được phân loại
  • Chuyện công sở
  • công nghệ mới
  • công nghệ thông tin
  • CV mẫu
  • Doanh nghiệp – Công ty
  • Kiến thức
  • Kiến thức bản thân
  • Kiến thức hành chính
  • kiến thức kế toán
  • Kiến thức tin học
  • Kinh doanh
  • Kỹ năng làm việc
  • Kỹ năng mềm
  • kỹ năng phỏng vấn
  • Kỹ năng viết CV
  • Nhân sự
  • Phát triển Bản thân & Sự nghiệp
  • phong thủy vận mệnh
  • Tìm việc làm
  • Tin tức
  • Tổng hợp
  • Top CV
  • Trang tuyển dụng
  • Tuyển dụng
  • Ứng viên
  • Việc làm thêm
  • Ý tưởng kinh doanh
Giải pháp việc làm

Chuyên trang hỗ trợ tìm kiếm cơ hội việc làm tốt nhất! Giải pháp giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được ứng viên phù hợp với nhu cầu.

Chuyên mục

  • Trang chủ
  • Tuyển dụng
  • Tìm việc làm
  • Tin tức

Theo dõi chúng tôi

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tuyển dụng
  • Tìm việc làm
  • Tin tức

Chuyên trang hỗ trợ tìm kiếm cơ hội việc làm tốt nhất! Giải pháp giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được ứng viên phù hợp với nhu cầu.