Giải pháp việc làm
  • Trang chủ
  • Tuyển dụng
  • Tìm việc làm
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tuyển dụng
  • Tìm việc làm
  • Tin tức
No Result
View All Result
Giải pháp việc làm
No Result
View All Result
Home Kỹ năng viết CV

Có nên viết điểm yếu trong CV xin việc ? Điểm yếu nào dễ chấp nhận?

ATPContent by ATPContent
18/04/2021
in Kỹ năng viết CV
0
diem-yeu-trong-cv
Rate this post

Cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV xin việc sao cho tinh tế và thông minh sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Có nên đề cập về điểm yếu bản thân trong CV không? Nếu có thì nên nói về điểm yếu như thế nào? Giaiphapvieclam.com sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV xin việc.

1. Thế nào là điểm yếu, điểm mạnh?

diem-yeu-trong-cv
Điểm yếu trong CV có quan trọng không? Ghi điểm yếu trong CV như thế nào?

Đã là con người thì ai cũng có điểm yếu và điểm mạnh. Bạn có thế mạnh gì? Bạn còn yếu kém ở đâu? Vấn đề này thường được trao đổi trong phỏng vấn tuyển dụng để quyết định nhân viên nào xứng đáng nhất. Người ta hay quan tâm đến điểm mạnh nhưng đôi khi điểm yếu cũng là chi tiết đáng để lưu ý.

Điểm mạnh của bản thân sẽ bao gồm những năng khiếu, tố chất và kỹ năng đặc biệt hữu ích. Sở hữu bằng cấp khá, giỏi hoặc có điểm cộng trình độ ngoại ngữ sẽ luôn giúp bạn ghi điểm trước nhiều ứng cử viên khác. Những đặc điểm sau đây có thể coi là điểm mạnh:

  • Học vấn tốt, có bằng Thạc sĩ/Tiến sĩ.
  • Trình độ chuyên môn cao, đã được chứng nhận bởi các loại chứng chỉ khác nhau.
  • Trình độ ngoại ngữ trôi chảy, có thể nói được nhiều ngôn ngữ.
  • Trình độ tin học hiện đại, thành thạo nhiều phần mềm.
  • Tinh thần trách nhiệm cao, có sự cầu tiến.
  • Có khả năng sáng tạo.
  • Có tính kỷ luật trong đời sống và công việc.
  • Thái độ hòa đồng và thân thiện.

Còn điểm yếu thường dùng để chỉ thói quen chưa tốt hoặc kỹ năng thiếu thốn của cá nhân. Điểm yếu trong CV xin việc chủ yếu xoay quanh một vài đặc điểm:

  • Bằng cấp trung bình, mới tốt nghiệp Phổ thông hoặc học Trung cấp, Cao đẳng.
  • Trình độ ngoại ngữ yếu hoặc chỉ ở mức trung bình.
  • Chưa thông thạo trình độ tin học văn phòng.
  • Chưa xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp.
  • Lối sống sinh hoạt chưa lành mạnh.

2. Có nên viết điểm yếu vào CV?

diem-yeu-trong-cv
Điểm yếu ghi trong CV – nên hay không?

Nếu nhắc đến điểm mạnh và đặc biệt là điểm yếu trong CV xin việc thì nhà tuyển dụng càng thấy bạn là một người khiêm tốn. Điểm yếu trong CV xin việc giúp bạn gián tiếp nói rằng mình chưa hoàn hảo và sẵn sàng hoàn thiện những điều còn thiếu sót. Nếu chưa hiểu rõ bản thân thì bạn có thể hỏi ý kiến bạn bè, gia đình hoặc làm trắc nghiệm tính cách MBTI để ghi điểm yếu trong CV xin việc chính xác nhất.

Tuy nhiên, một CV cơ bản cũng không thật sự cần thiết bao gồm điểm yếu. Hãy cân nhắc thật kỹ khi đưa mục này vào CV vì không phải nhà tuyển dụng nào cũng dễ dàng chấp nhận ứng cử viên có điểm yếu. Trung bình chỉ nên ghi lại 3 điểm yếu bản thân trong CV để tránh dài dòng và tiêu cực.

3. Những điểm yếu dễ chấp nhận nhất

Bạn có điểm yếu không có nghĩa là bạn bị loại. Điểm yếu trong CV xin việc nếu được chọn lọc còn có thể biến “nhược điểm” thành “ưu điểm”. Không nên chọn những điểm yếu mang tính lặt vặt, như: hay ngủ nướng, chiều cao khiêm tốn, giọng địa phương… Ứng cử viên thông minh sẽ ghi chú lại điểm yếu liên quan tới công việc. Nhà tuyển dụng sẽ rất muốn biết điểm yếu trong CV xin việc ảnh hưởng công việc như thế nào và bạn dự định sửa chúng ra sao.

Điểm yếu thuộc về tính cách

Không ai hoàn hảo 100% nên những điểm yếu thuộc tính cách sẽ rất dễ dàng được chấp nhận. Bạn có thể là một người hơi tự ti. Thậm chí, tính cách quá náo nhiệt cũng có thể là nhược điểm khi apply vào công việc văn phòng hoặc môi trường công chức. Tuy nhiên, điểm yếu thuộc tính cách có thể tiết chế dễ dàng và thay đổi theo thời gian.

Điểm yếu thuộc về kỹ năng

Điểm yếu thuộc về kỹ năng
Điểm yếu thuộc về kỹ năng

Điểm yếu về kỹ năng cũng không quá “nguy hiểm” nếu như bạn bảo đảm với nhà tuyển dụng rằng mình có thể rèn luyện chúng trong thời gian sớm nhất. Những điểm yếu kỹ năng phổ biến trong CV bao gồm: thiếu kỹ năng quản lý thời gian, thiếu kỹ năng ngoại ngữ, thiếu kỹ năng giao tiếp… Đừng lo sợ điểm yếu trừ điểm CV vì biết đâu chính những “lời thú nhận” này sẽ giúp bạn trở nên khiêm tốn trong mắt nhà tuyển dụng.

Điểm yếu thuộc về thói quen

Cũng nên điểm qua một số thói quen không tốt để nhà tuyển dụng biết được bạn có khả năng tự phán xét. Chẳng hạn bạn có thể nói rằng mình quá cầu toàn hoặc quen làm nhiều việc một lúc. Mẹo ở đây là hãy chọn lọc những thói quen không quá xấu và có thể mang lại hiệu quả cho công việc.

4. Những lưu ý khi nói về điểm yếu trong CV xin việc

Tự đánh giá bản thân trung thực

Bạn không nên nói dối về điểm yếu vì điều này sẽ có thể lộ diện khi bạn được nhận vào làm việc. Hãy tự tin nói về nhược điểm lớn, nhỏ và cách bạn mong muốn sửa đổi chúng thông qua việc làm mới. Sự trung thực luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao nên đừng lo lắng quá nhé!

diem-yeu-trong-cv
Nên nói gì khi được hỏi về điểm yếu trong CV?

Nên nêu ngắn gọn, rõ ràng

Chủ đề chính trong buổi phỏng vấn vẫn sẽ là thế mạnh và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Vì vậy, không nên tập trung nói quá nhiều về điểm yếu. Nhà tuyển dụng cũng không có thời gian nghe bạn giải thích mình yếu kém chỗ nào mà hãy chứng minh rằng bạn đang dần thay đổi. Điểm yếu nên được trình bày ngắn gọn và xúc tích nhất có thể.

Nêu điểm yếu kèm theo phương hướng khắc phục

Bạn nên chuẩn bị luôn hướng phát triển điểm yếu thành điểm mạnh để nhà tuyển dụng thêm ấn tượng. Một người biết nghiêm túc với điểm yếu cá nhân cũng sẽ biết nghiêm túc với sự cố công việc. Hãy nhắc đến khả năng khắc phục nhược điểm thật khéo léo và liên quan đến công việc bạn đang apply.

3. Lưu ý khi trả lời điểm yếu của bản thân trong CV với nhà tuyển dụng

Bên cạnh việc trình bày điểm yếu trong CV xin việc thì việc trả lời điểm yếu khi đi phỏng vấn cũng là vấn đề bạn cần lưu ý.

Tuyệt đối không được nói dối nhà tuyển dụng

Tuyệt đối không được nói dối nhà tuyển dụng
Tuyệt đối không được nói dối nhà tuyển dụng

Bất kỳ một ai cũng đều có điểm mạnh, điểm yếu ngay cả nhà tuyển dụng cũng vậy. Qua câu trả lời của bạn nhà tuyển dụng sẽ biết bạn là người trung thực hay không. Thậm chí, để xác thực câu trả lời của bạn có chính xác hay không nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra thông tin bạn nói qua nhiều hình thức khác nhau. Do đó bạn không nên nói dối họ trong quá trình phỏng vấn.

Không nên đưa những điểm yếu quá bất lợi cho bạn

Thành thật đưa ra điểm yếu khi trả lời nhà tuyển dụng là tốt. Tuy nhiên, bạn không nên đưa ra những điểm yếu quá bất lợi cho bạn, đặc biệt là không nên đưa ra những điểm yếu gây bất lợi cho công việc ứng tuyển. Ví dụ bạn đi ứng tuyển vị trí nhân sự, bạn nói điểm yếu của tôi là ngại giao tiếp trong các mối quan hệ thì khả năng bạn bị trượt khá cao. Lý do là nghề nhân sự rất cần kỹ năng giao tiếp để kết nối các mối quan hệ thì bạn không làm được.

Nói tới điểm yếu nhưng không liên quan đến công việc

Nếu là người có khiếu hài hước, khéo léo thì có thể đưa ra một số điểm yếu không liên quan đến công việc bạn xin ứng tuyển.

Ví dụ: Điểm yếu của tôi là nấu ăn không được ngon.

Lời kết

Bài viết vừa rồi đã giải thích về điểm yếu trong CV xin việc. Nội dung này tuy không bắt buộc nhưng hãy chọn lọc ghi vào CV sao cho thông minh nhất. Từ những phân tích về điểm mạnh và điểm yếu, hãy thử tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân bạn nhất.

Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết!

Xem thêm: https://giaiphapvieclam.com/quan-ly-thoi-gian-la-gi/

Thu Phượng – Tổng hợp, chỉnh sửa 
(Nguồn tham khảo: topcv, canavi, 123job)

Tags: Bằng kiến thức tâm lý học bạn hãy đánh giá điểm mạnh điểm yếu của bạn thâncách viết điểm mạnhđiểm mạnhĐiểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàngđiểm yếu bằng tiếng nhậtđiểm yếu của bản thân học sinhđiểm yếu trong cv tiếng nhậtEm nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nàoNhận xét ưu khuyết điểm của bản thânví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thânviết điểm mạnh
ATPContent

ATPContent

Related Posts

Cách viết CV xin việc làm cho người chưa có kinh nghiệm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Kỹ năng viết CV

Cách viết CV xin việc làm cho người chưa có kinh nghiệm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

11/11/2022
skill-trong-cv
Kỹ năng viết CV

Cách viết kỹ năng trong CV xin việc “chắc ăn” chinh phục nhà tuyển dụng

31/03/2021
Cv đẹp Cần Gì
Kiến thức bản thân

CV đẹp cần gì ? Những điều nên và không nên khi làm CV đi xin việc?

20/09/2020
5 điều ứng Viên Nên Làm Trước Buổi Phỏng Vấn
Kiến thức

Những điều ứng viên nên làm trước buổi phỏng vấn quan trọng của mình

19/08/2020
cv xin việc cho sinh viên mới ra trường
Kỹ năng mềm

Tổng hợp cv xin việc cho sinh viên mới ra trường đẹp nhất

29/11/2019
kỹ năng trong cv
Kỹ năng viết CV

Hướng dẫn viết kỹ năng trong cv hấp dẫn nhà tuyển dụng

29/11/2019
Load More
Next Post
ky-nang-mem-giup-ban-thanh-cong

Tổng hợp các kỹ năng mềm trong công việc là chìa khóa của thành công

Discussion about this post

By Categories

  • Chưa được phân loại
  • Chuyện công sở
  • công nghệ mới
  • công nghệ thông tin
  • CV mẫu
  • Doanh nghiệp – Công ty
  • Kiến thức
  • Kiến thức bản thân
  • Kiến thức hành chính
  • kiến thức kế toán
  • Kiến thức tin học
  • Kinh doanh
  • Kỹ năng làm việc
  • Kỹ năng mềm
  • kỹ năng phỏng vấn
  • Kỹ năng viết CV
  • Nhân sự
  • Phát triển Bản thân & Sự nghiệp
  • phong thủy vận mệnh
  • Tìm việc làm
  • Tin tức
  • Tổng hợp
  • Top CV
  • Trang tuyển dụng
  • Tuyển dụng
  • Ứng viên
  • Việc làm thêm
  • Ý tưởng kinh doanh

Về Chúng Tôi

Chuyên trang hỗ trợ việc làm tốt nhất – Giải pháp giúp nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên phù hợp nhu cầu. Cung cấp cơ hội tìm việc làm cho các ứng viên với hơn 100.000 nhà tuyển dụng.

Chuyên Mục

  • Chưa được phân loại
  • Chuyện công sở
  • công nghệ mới
  • công nghệ thông tin
  • CV mẫu
  • Doanh nghiệp – Công ty
  • Kiến thức
  • Kiến thức bản thân
  • Kiến thức hành chính
  • kiến thức kế toán
  • Kiến thức tin học
  • Kinh doanh
  • Kỹ năng làm việc
  • Kỹ năng mềm
  • kỹ năng phỏng vấn
  • Kỹ năng viết CV
  • Nhân sự
  • Phát triển Bản thân & Sự nghiệp
  • phong thủy vận mệnh
  • Tìm việc làm
  • Tin tức
  • Tổng hợp
  • Top CV
  • Trang tuyển dụng
  • Tuyển dụng
  • Ứng viên
  • Việc làm thêm
  • Ý tưởng kinh doanh

Bài viết mới

  • Khái niệm về Newsletter​ và tầm quan trọng trong công việc
  • Content Direction là gì​? Vai trò của content Direction
  • Quản trị mạng là gì? Quản trị mạng cần những kỹ năng gì?
  • Layer trong photoshop là gì? Layer có những đặc điểm gì?
  • Trang chủ
  • Tuyển dụng
  • Tìm việc làm
  • Tin tức

Chuyên trang hỗ trợ tìm kiếm cơ hội việc làm tốt nhất! Giải pháp giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được ứng viên phù hợp với nhu cầu.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tuyển dụng
  • Tìm việc làm
  • Tin tức

Chuyên trang hỗ trợ tìm kiếm cơ hội việc làm tốt nhất! Giải pháp giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được ứng viên phù hợp với nhu cầu.