Chính xác thì dân marketing đều đã từng nghe đến hai thuật ngữ này. Có thể nói 2 tuyến chính của marketing là Client và Agency. Khi xác định theo đuổi lĩnh vực marketing, các bạn cũng hãy các định mình sẽ làm việc mảng nào. Để có thể định hình tư duy nghề nghiệp ngay nhé!
Nên làm Client hay làm Agency?
Đó là câu hỏi rất nhiều bạn sinh viên sắp phải ra trường đều băn khoăn. Một phần vì các bạn chưa được định hướng ngay từ đầu. Một phần các bạn chưa hiểu rõ về hai thuật ngữ này. Bài viết muốn là cầu nối cho các bạn sinh viên chuyên ngành Marketing với thực tế của ngành.
Định nghĩa về Client và Agency
Client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ (Unilever, P&G, Coca-Cola, Uber…). Các công ty này đi thuê/mua các dịch vụ Marketing từ Agency, ra yêu cầu, đánh giá chất lượng các ý tưởng và kiểm soát quá trình thực thi và kết quả của chiến dịch.
Định nghĩa này tuy dễ hình dung nhưng rất giống kiểu thầy-bói-xem-voi, khiến vài bạn có định kiến:
“Client mới làm chiến lược, agency chỉ làm thực thi.”
“Client làm dài hạn và bao quát, agency làm ngắn hạn và tiểu tiết.”
Nói ngắn gọn, client tập trung vào “share of left-brain” (thị phần của lý trí)
Dân trong ngành hay nói đùa dân client là max-não-trái (quá logic, thậm chí Unilever từng phải phát động một chiến dịch trong nội bộ mang tên là Less Logic, More Magic)
“Agency là gì? Agency là người thấu hiểu bản chất và thách thức kinh doanh của client, từ đó kết hợp với sự thấu hiểu hành vi và suy nghĩ của người tiêu dùng, để làm nên những giải pháp sáng tạo hỗ trợ client tăng trưởng kinh doanh.”
Nói ngắn gọn, agency tập trung vào “share of right-brain” (thị phần cảm xúc)
Đối với công ty agency, thì sự chuyên chính và tập trung (focus) là điều được trân trọng: khi bạn làm tại agency tức là bạn làm “một việc cho nhiều người”. Việc đó có thể là tư vấn thương hiệu, sáng tạo quảng cáo, tổ chức sự kiện hay tiếp thị kỹ thuật số …việc đó phải có giá trị với khách hàng và tiêu chuẩn các dịch vụ của bạn thật sự cao. Với agency thì câu “một nghề cho chín còn hơn chín nghề” áp dụng rất chính xác.
Bạn biết đó, Client luôn định vị mình “hơn” Agency. Các bạn tự hào vì lương cao hơn nếu hai bên ở cùng một đẳng.
Vị trí làm việc tại Agency
Copywriter: Lên ý tưởng, viết ý tưởng. Thường thì copywriter phải viết rất nhiều bản nháp với rất nhiều ý tưởng khác nhau để khách hàng chọn. Để làm copywriter, bạn phải
- có vốn ngôn ngữ phong phú, hiểu địa phương, tập quán vùng miền,
- hiểu hành vi khách hàng và ứng xử của khách hàng đối với nhãn hàng bạn đang viết.
- bạn phải đi nhiều, đọc nhiều, trải nghiệm nhiều, phải nhạy bén với cái mới xung quanh, nhìn vấn đề khác đi và đa diện hơn.
Creative director: Chọn ý tưởng. Cân nhắc, xem xét ý tưởng nào sẽ tạo hiệu ứng tốt nhất. Người này phải có tầm nhìn, dự đoán dựa trên tìm hiểu, hiểu biết và kinh nghiệm.
Art director: Thẩm mĩ của ý tưởng. Người này phải nhạy cảm với cái đẹp, update xu hướng thường xuyên, làm cho mình luôn mới và dĩ nhiên làm cho các ý tưởng phải luôn mới, thời trang, đẳng cấp,… (tùy theo sản phẩm).
Designer: Thiết kế, vẽ story board, … Người nắm bắt ý tưởng nhanh chóng và thể hiện ý tưởng được giao rõ ràng nhất. Phải ăn rơ với copywriter, art director và creative director.
Account executive: Người nhận yêu cầu từ khách hàng và triển khai lại với các vị trí khác trong công ty. Người làm hài lòng khách hàng và mang lại nhiều hợp đồng hơn cho công ty.
Marketing executive: Làm công việc sale và marketing. Vị trí này thấp hơn Account executive và Account manager, bù lại, có ít áp lực hơn từ công việc.
Account manager: Mang lại các hợp đồng cho công ty. Là người giữ vị trí tiền tuyến của công ty. Người này là người tài giỏi, có tầm nhìn và có khả năng thiết lập quan hệ tốt, giao tiếp tốt.
Vị trí làm việc tại Client
Chief marketing officer: Giám đốc marketing. Là một chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về marketing trong một công ty.
Brand managers: Giám đốc thương hiệu. Là một người ở giữa mọi người, là cầu nối giữa các đối tác bên trong lẫn bên ngoài công ty, từ bộ phận sản xuất, kỹ thuật, đến bán hàng, nhân sự, đại lý, cho đến các công ty quảng cáo, công ty nghiên cứu thị trường, quan hệ cộng đồng (PR). Nhưng nếu ở một công ty lớn thì một số khâu được các công ty agency thực hiện.
PR manager: Người chịu trách nhịêm PR cho nhãn hàng. Làm các công việc về PR. Nhưng có thể thuê công ty chuyên về PR thực hiện.
Assitant brand manager: Trợ lí nhãn hàng.
Agency và Client là hai thiên hướng phát triển rất khác, khi mà tố chất và kinh nghiệm dày dạn bên này chưa chắc phù hợp để phát triển ở môi trường bên kia.
Nên làm cho Client hay Agency?
Hãy làm cho Agency khi bạn còn trẻ, còn nhiều “năng lượng”, cái tôi còn cao ngất và còn chưa bị ràng buộc bởi vợ chồng, con cái. Đó là khi bạn mới bước vào sự nghiệp với kiến thức chuyên môn khá vững chắc nhưng chưa có kinh nghiệm, bạn cần một môi trường trẻ, năng động để thử sức. Đó là khi bạn lần đầu tiên được tiếp xúc với khách hàng – client – những vị thượng đế khó tính, được thử thách bởi client, bị chê bai bởi client, nghĩ đi nghĩ lại làm đi làm lại cho hợp ý client, và chính những khó khăn ấy mới làm bạn bản lĩnh hơn, trưởng thành hơn, hiểu nghề và dày dặn kinh nghiệm hơn.
Ví dụ:
Sau khi làm PR 5 năm, hãy nghĩ đến việc làm cho Client. Đó là khi bạn đã cứng cáp về chuyên môn: từ tư vấn, chiến lược, đến triển khai, nghiệm thu, đánh giá.. Đó là khi bạn đã xây dựng được nhiều mối quan hệ với các nhà cung cấp, là khi bạn dễ dàng ứng tuyển được vào các vị trí cao như PR manager, PR director của các công ty lớn để phát triển sự nghiệp chuyên sâu trong một lĩnh vực.
xem thêm:
Con người và các chỉ số cần biết (IQ, EQ, PQ, …)
Định nghĩa về Client và Agency – Hai tuyến chính của Marketing
Top 10 Bài Trắc Nghiệm Khám Phá Bản Thân Để Có Định Hướng Đúng Đắn
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Discussion about this post