Khi nhắc đến nghề đầu bếp, nhiều người thường nghĩ đây là một công việc không có mức lương cao. Sự thật có phải như vậy không? Hãy cùng Viecngay.vn khám phá lương đầu bếp ở Việt Nam qua bài viết dưới đây.
Đầu bếp làm những công việc gì?
Đầu bếp là những người chịu trách nhiệm chuẩn bị, chế biến món ăn tại các cơ sở ăn uống như quán ăn, nhà hàng, hoặc trong các khách sạn, resort hạng sang. Bên cạnh đầu bếp, một số nhà hàng, khách sạn cao cấp còn có các thợ làm bánh để phục vụ các món bánh tráng miệng (Dessert) cho thực khách.
Nhìn chung, đầu bếp là một nghề thú vị, đặc biệt là với những ai có đam mê tìm tòi, sáng tạo ra những món ăn ngon. Bên cạnh đó, nhu cầu ăn uống của con người là vô hạn, vậy nên cơ hội việc làm của ngành này cũng rất rộng mở.
Đầu bếp làm những công việc gì?
Khám phá lương nghề đầu bếp ở Việt Nam
Trong các việc làm phổ thông, có thể nói mức lương đầu bếp ở Việt Nam khá ổn so với mặt bằng chung. Lương đầu bếp sẽ có sự khác nhau dựa theo cơ sở và vị trí mà họ làm việc.
Lương phụ bếp
Phụ bếp là các đầu bếp mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm. Công việc của một phụ bếp thường là xử lý việc nhập kho của các đơn hàng nguyên liệu thực phẩm, chuẩn bị nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh trong bếp,… Phụ bếp là xuất phát điểm của mọi đầu bếp khi mới bước chân vào ngành ẩm thực.
Phụ bếp là vị trí thấp nhất trong một gian bếp vậy nên mức lương cũng không quá cao, trung bình trong khoảng 5 – 7 triệu/tháng. Tuy nhiên nếu thể hiện tốt, bạn có thể tích lũy rất nhiều kinh nghiệm và hướng đến các vị trí cao hơn.
Lương đầu bếp chính thức
Đầu bếp chính thức là những người phụ trách nấu món ăn trong khu bếp mình phụ trách. Ví dụ đầu bếp phụ trách khu bếp món cá sẽ chuyên nấu các món cá để phục vụ thực khách. Ngoài ra còn có các khu bếp khác như bếp món nước, món rang, món chiên,…
Lương đầu bếp ở Việt Nam cho các đầu bếp chính thức khá ổn định, trung bình khoảng 8-12 triệu đồng/tháng. Đầu bếp chính thức là một công việc khá vất vả bởi phải làm việc liên tục với áp lực lớn trong hàng tiếng đồng hồ nên mức lương như vậy là xứng đáng với công sức họ bỏ ra.
Lương đầu bếp chính thức ở Việt Nam dao động từ 8-12 triệu đồng/tháng
Lương bếp phó
Bếp phó là “cánh tay phải” đắc lực của bếp trưởng, họ có nhiệm vụ quản lý các nhân viên trong bếp, đào tạo các nhân viên mới và quản lý kho bếp. Khi bếp trưởng vắng mặt, bếp phó cũng sẽ là người điều phối công việc thay cho bếp trưởng.
Tùy vào môi trường làm việc mà mức lương dành cho bếp phó cũng có sự khác biệt, nhưng trung bình mức lương dành cho vị trí này sẽ là từ 12-20 triệu đồng/ tháng.
Lương bếp trưởng
Trở thành bếp trưởng có thể nói là ước mơ của rất nhiều đầu bếp. Đây là một việc làm có mức lương và đãi ngộ rất “khủng”. Cụ thể, mức lương của một bếp trưởng dao động trong khoảng 20-30 triệu/tháng. Đối với những gian bếp hạng sang trong các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng, con số này có thể cao hơn rất nhiều, lên đến hơn 50 triệu/ tháng.
Không chỉ tăng lên về mặt lương thưởng, vị trí này còn mang đến cho người bếp trưởng nhiều quyền hạn và quan trọng hơn hết là danh tiếng. Họ có thể quản lý toàn bộ nhà bếp, nắm quyền quyết định menu cho nhà hàng, khách sạn mình công tác; thậm chí là xuất hiện trên báo chí, truyền hình, tham gia các chương trình ẩm thực nổi tiếng.
Bếp trưởng có mức lương khá “khủng”
Làm thế nào để cải thiện lương đầu bếp ở Việt Nam?
Giữa các vị trí trong nghề đầu bếp có sự phân hóa và chênh lệch rất lớn về mặt tiền lương. Vậy làm thế nào để cải thiện lương đầu bếp ở Việt Nam? Viecngay.vn xin gợi ý các phương pháp sau:
- Tăng cường thực hành, chăm chỉ học tập để nâng cao trình độ
- Tham gia các khóa học chuyên sâu về ẩm thực
- Tìm tòi, sáng tạo các công thức nấu ăn mới
- Tham gia các cuộc thi về ẩm thực nổi trong hoặc ngoài nước, ví dụ như MasterChef Việt Nam, Iron Chef, Hell’s Kitchen,…
Ngoài ra, các đầu bếp cũng nên tích cực trau dồi các kỹ năng khác như ngoại ngữ (ví dụ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật,…) để nâng cao cơ hội việc làm. Nếu có điều kiện, các đầu bếp cũng nên đến các thành phố, các quốc gia có nền ẩm thực nổi tiếng như Ý, Tây Ban Nha, Mexico, Pháp, Hàn Quốc,… để học hỏi thêm kinh nghiệm. Cơ hội cải thiện lương đầu bếp ở Việt Nam sẽ luôn rộng mở cho những ai luôn cố gắng trau dồi bản thân.
Có nhiều phương pháp để cải thiện lương đầu bếp ở Việt Nam
Tổng kết lại, lương đầu bếp ở Việt Nam có sự khác biệt rất lớn giữa các chức vụ, đòi hỏi những người trong nghề phải liên tục cố gắng, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm mỗi ngày. Hy vọng những chia sẻ của viecngay.vn về mức lương đầu bếp ở Việt Nam hiện nay sẽ có ích với các bạn.
Discussion about this post