M&A trong doanh nghiệp là gì? Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, truyền thông Việt Nam đưa tin rất nhiều về các thương vụ M&A. Vậy M&A trong doanh nghiệp là gì? Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
M&A trong doanh nghiệp là gì?

M&A (Mergers and Acquisitions, tạm dịch là sáp nhập và thôn tính) là một khái niệm thường thấy trong kinh doanh dùng để chỉ sự mua lại, hoặc sáp nhập giữa hai cá thể kinh doanh thành một cá thể độc lập duy nhất. Mục tiêu của sự kết hợp này chính là để phát huy thế mạnh của cả hai bên.
Khi hai doanh nghiệp kết hợp với nhau, sức mạnh của họ chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều việc để hai cá thể hoạt động độc lập và cạnh tranh lẫn nhau.
M&A – sáp nhập diễn ra khi hai công ty quyết định kết hợp lại với nhau, cùng nhau hoạt động dưới một thực thể kinh doanh. Sự chuyển giao và sáp nhập này chỉ diễn ra khi mỗi công ty tham gia sáp nhập có quy mô hoạt động ngang nhau, nhận thấy được những điểm mạnh của nhau nếu sáp nhập sẽ làm gia tăng và thúc đẩy nhiều khía cạnh khác nhau trong hoạt động kinh doanh chung, như sales, quy mô và hiệu quả hoạt động chung.
Xem thêm
Mergers – Sáp nhập
Sự sáp nhập này giữa các công ty nhìn chung là khá “thân thiện”, dưới sự đồng thuận của cả hai bên. Kết quả cuối cùng của sự sáp nhập là, hai công ty đều bình đẳng về nguồn vốn trong thực thể kinh doanh mới (vốn là kết quả của sự sáp nhập giữa hai bên).
Acquisitions – Thôn tính
Thôn tính, mặt khác, lại là sự mua lại một thực thể kinh doanh của một công ty. Đôi khi, sự mua lại diễn ra trong hòa bình, nhưng có khi chúng lại gặp rất nhiều sóng gió, và trở thành chủ đề bàn cãi của công chúng.
Sự thù địch hay hòa bình phụ thuộc phần lớn vào việc: các bộ phận làm việc của công ty mua lại sẽ được tiếp tục hoạt động trong thực thể kinh doanh mới, hay sẽ bị xóa sổ ngay sau đó.
Thường thì kết quả của cả hai quá trình này là như nhau: hai thực thể kinh doanh trở thành một thực thể kinh doanh mới duy nhất. Chỉ mối quan hệ giữa hai bên công ty là khác nhau, và phụ thuộc rất nhiều vào câu chuyện đằng sau đó.
Lợi ích của M&A đối với doanh nghiệp

Lợi ích của hoạt động M&A về việc mở rộng quy mô và nâng cao tính hiệu quả của các doanh nghiệp tham gia là không thể bàn cãi, chẳng hạn như:
Nâng cao economies of scale (quy mô của doanh nghiệp)
Cụ thể, với một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, họ có thể mua nguyên vật liệu với số lượng lớn hơn so với trước. Kết quả, chi phí mua nguyên vật liệu sẽ được giảm xuống (do doanh nghiệp có quyền điều tiết giá tốt hơn khi mua số lượng nguyên vật liệu nhiều hơn).
Nâng cao thị phần
Nếu hai doanh nghiệp M&A cùng hoạt động trong một ngành, nguồn lực của cả hai công ty kết hợp với nhau sẽ giúp họ có được thị phần lớn hơn trên thị trường.
Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa sản phẩm

Bằng việc gia tăng tầm ảnh hưởng địa lý, doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể mở rộng mạng lưới phân phối của mình, tiếp cận tới nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Giảm chi phí nhân lực
Bằng việc cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể tiết kiệm chi phí nhân lực, vốn chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu chi phí toàn doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng nhân lực trong công ty
Sự kết hợp nhân lực của cả hai doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích không ngờ – Tinh hoa nhân sự đều hội tụ ở thực thể doanh nghiệp mới.
Xem thêm Cách tạo động lực cho nhân sự giúp tăng hiệu suất làm việc tại doanh nghiệp
Những cách thức thực hiện các thương vụ M&A
M&A trong doanh nghiệp là gì? Việc sáp nhập và mua lại có thể được phân loại theo tính chất của việc sáp nhập. Có 3 hình thức M&A cơ bản, bao gồm: M&A theo chiều ngang, M&A theo chiều dọc và M&A kết hợp.
M&A theo chiều ngang
M&A theo chiều ngang (Horizontal) là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các dòng sản phẩm và dịch vụ giống nhau hoặc tương tự cho người tiêu dùng cuối cùng, có nghĩa là cùng ngành và ở cùng một giai đoạn sản xuất. Các công ty, trong trường hợp này, thường là đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Ví dụ, nếu một công ty sản xuất hàng may mặc sáp nhập với một công ty khác trong ngành sản xuấthàng may mặc, điều này sẽ được gọi là sáp nhập chiều ngang. Lợi ích của loại sáp nhập này là nó loại bỏ sự cạnh tranh, giúp công ty tăng thị phần, doanh thu và lợi nhuận của mình. Hơn nữa, việc này giúp các doanh nghiệp giảm chi phí cố định, mở rộng thị trường, loại bỏ cạnh tranh.
M&A theo chiều dọc
M&A theo chiều dọc (Vertical) được thực hiện với mục đích kết hợp hai công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất cùng một dịch vụ và dịch vụ tốt, nhưng khác biệt duy nhất là giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động.
Ví dụ, nếu một công ty sản xuất linh kiện điện tử sáp nhập một công ty sản xuất điện thoại di động, điều này được gọi là sáp nhập theo chiều dọc, vì ngành này giống nhau, tức là điện thoại, nhưng giai đoạn sản xuất khác nhau. Loại sáp nhập này thường được thực hiện để đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu và tránh sự gián đoạn trong nguồn cung cấp. Nó cũng được thực hiện để hạn chế cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh, do đó giúp nâng cao doanh thu và lợi nhuận, giảm chi phí trung gian.
Xem thêm Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp
M&A kết hợp (tập đoàn)

M&A kết hợp (Conglomerate) là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn. Việc sáp nhập kiểu tập đoàn diễn ra giữa các công ty phục vụ cùng một khách hàng trong một ngành cụ thể, nhưng họ không cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống nhau. Sản phẩm của họ có thể được bổ sung, sản phẩm đi cùng nhau, nhưng về mặt kỹ thuật không phải là sản phẩm giống nhau.
M&A trong doanh nghiệp là gì? Ngoài ra, điều này sẽ giúp công ty đa dạng hóa, do đó lợi nhuận cao hơn. Việc bán một trong những sản phẩm này cũng sẽ khuyến khích việc bán một sản phẩm khác, do đó sẽ tăng doanh thu cho công ty nếu họ tăng doanh số bán sản phẩm của mình. Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp cung cấp một điểm mua sắm, tiện lợi cho người tiêu dùng. Hai công ty trong trường hợp này được liên kết theo cách này hay cách khác. Loại sáp nhập này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực khác của ngành, giảm rủi ro và cung cấp quyền truy cập vào các tài nguyên và thị trường không có sẵn trước đó.
Qua bài viết trên đây Giaiphapvieclam.com đã cung cấp các thông tin về M&A trong doanh nghiệp là gì? M&A mang lại lợi ích gì?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( luatminhkhue.vn, www.uplevo.com, … )
Discussion about this post