Viếtmục tiêu nghề nghiệp haysẽ khiến CV của bạn tạo được sự thu hút với nhà tuyển dụng, giúp bạn nhanh chóng tìm được việc tốt lương cao như mơ ước. Mục tiêu nghề nghiệp là gì và cách viết mục tiêu nghề nghiệp cv hay sẽ là đề tài được chúng tôi chia sẻ tại bài viết này.
1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Khi đọc một CV bất kỳ, mục thu hút được rất nhiều sự chú ý chính là mục tiêu nghề nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) được hiểu là định hướng, mong muốn mà người ứng tuyển muốn đạt được trong sự nghiệp của mình. Đây có thể hiểu là lộ trình cũng như ước muốn mà ứng viên mong muốn đạt được trong tương lai.
Mục tiêu nghề nghiệp là thước đo để nhà tuyển dụng hiểu được tham vọng và mong muốn của bạn trong sự nghiệp. Đồng thời đây cũng chính là khát vọng, là động lực thúc đẩy bạn đến đỉnh cao của sự nghiệp. Ngoài ra, xác định mục tiêu nghề nghiệp còn có một số vai trò sau:
– Giúp bạn chủ động biết được điều mình đang mong muốn là gì. Đồng thời lên kế hoạch học tập, trau dồi bản thân để đạt được mục tiêu đã đặt ra.
– Sắp xếp và quản lý thời gian làm việc một cách hiệu quả hơn. Không mất thời gian vào những việc làm vô bổ.
– Tăng tính trách nhiệm của bạn với công việc
Mục tiêu nghề nghiệp rất quan trọng. Tuy nhiên, không ít ứng viên bỏ qua mục này và copy những thông tin trên mạng như: mong lương cao, đãi ngộ tốt, được học hỏi,… Những mục tiêu này khá chung chung và nhàm chán dẫn đến CV xin việc thiếu sự hấp dẫn.
2. Thế nào là mục tiêu nghề nghiệp hay?
Mục tiêu nghề nghiệp chính là yếu tố giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Đây là cách để bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Viết mục tiêu nghề nghiệp hay và hấp dẫn sẽ thể hiện bạn là người thông minh, tỉ mỉ đồng thời đánh giá được sự phù hợp của bạn với công việc mà bạn ứng tuyển.
Mục tiêu nghề nghiệp hay là gì? Mục tiêu nghề nghiệp hay là mục tiêu hợp lý, có định hướng rõ ràng, không quá phù phiếm. Bạn nên viết những mục tiêu thực tế mà bản thân mong muốn đạt được trong sự nghiệp của mình. Không nên viết những điều quá xa vời, viển vông. Nhà tuyển dụng có thể nhìn vàomục tiêu nghề nghiệp CV để biết được bạn có phù hợp với vị trí công ty đang tuyển dụng hay không.
Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp CV bạn cần thuộc lòng là:
– Không viết sai chính tả
– Câu cú, ngữ pháp logic, không có sự rời rạc
– Ngôn từ mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện quyết tâm của người ứng tuyển
– Không nên viết chung chung
– Không tập trung quá nhiều vào mong muốn của bản thân hãy thể hiện cho doanh nghiệp thấy nếu họ nhận bạn họ sẽ có được những gì, bạn sẽ cống hiến gì cho công ty.
Viết mục tiêu nghề nghiệp không khó nhưng để viết hay, súc tích mà vẫn đủ ý không đơn giản. Bạn cần tuyệt đối tránh dùng văn nói, ngôn từ xáo rỗng. CV xin việc với mục tiêu nghề nghiệp hay, rõ ràng sẽ thể hiện chính con người bạn.
3. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp hay
Viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào để đảm bảo hay, thu hút mà không quá xa vời là điều không hề đơn giản. Chúng tôi sẽ đưa ra một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp CV hay nhất để bạn có thể tham khảo, cụ thể:
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn
Với các mục tiêu ngắn hạn từ 3-6 tháng đến 1 năm, bạn có thể liệt kê những mục tiêu bạn có thể đạt được trong thời gian này. Lưu ý là mục tiêu ngắn hạn phải có liên hệ mật thiết với mục tiêu dài hạn. Có như vậy các ý trong CV mới logic, gắn kết với nhau.
Ví dụ: “Tôi mong muốn có thể hoàn thành tốt công việc mà cấp trên giao phó, đạt được KPI và tạo dựng được mối quan hệ thân thiết, tương trợ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp”
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn
Mục tiêu dài hạn là mục tiêu bạn mong muốn đạt được trong 1-3 năm đầu. Hãy viết ra những kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới của bạn.
Ví dụ: “Mục tiêu dài hạn của tôi là mong muốn có thể học sâu hơn, được nghiên cứu nhiều hơn về lĩnh vực của mình. Có thể tiếp cận, đến gần hơn với chức vụ manager, trưởng nhóm, trưởng phụ trách. Tôi biết rằng để đạt được mục tiêu này cần rất nhiều sự cố gắng và quyết tâm. Nhưng đây sẽ là động lực giúp tôi hoàn thành được mọi chỉ tiêu đặt ra, từng bước đạt được ước mơ của mình”
Cách viết kế hoạch nghề nghiệp trong 3 – 5 năm tới
Thông thường, kế hoạch nghề nghiệp trong 3- 5 năm tới tương đối chung chung vì bạn khó có thể hình dung được cục diện lúc bấy giờ. Bạn có thể bày tỏ là mình mong muốn đạt được những thành tựu tốt hơn trong sự nghiệp và muốn cống hiến lâu dài cho công ty.
Ví dụ: “Mục tiêu nghề nghiệp của tôi trong 3 đến 5 năm tới là có thể cống hiến sức lực, chuyên môn cho sự thành công của công ty. Tôi mong rằng mọi sự cống hiến của mình, dù là nhỏ nhoi nhưng sẽ giúp công ty ngày một phát triển”
Đó là những cách viết mục tiêu nghề nghiệp đơn giản nhất. Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu nghề nghiệp sẽ thể hiện tham vọng cũng như sự cầu tiến của người ứng tuyển từ đó thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, mục tiêu vẫn cần sát với thực tế, không nên quá xa vời.
4. Một số những điểm bạn cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Trình bày mục tiêu quá chung chung
Việc trình bày mục tiêu quá chung chung, không xác định được rõ những phương hướng và dự định của bạn trong tương lai, trong công việc của bản thân là gì, không chỉ khiến cho bạn không thể hiện được những màu sắc riêng của bản thân mà nó còn là một trong những yếu tố khiến cho bản CV của bạn trở lên nhạt nhòa giữa hàng trăm các bản CV của những ứng viên khác. Đây là một điểm trừ trong CV hết sức phổ biến mà bạn cần tránh.
Bởi thế thay vì cứ lan man về những điều chung chung mà họ thể tìm kiếm ở bất kỳ bản CV nào thì hãy cho nhà tuyển dụng một câu trả lời rõ ràng, cụ thể nhất về những mục tiêu và định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn là như thế nào nhé.
Xuất hiện quá nhiều lỗi chính tả

Một những lỗi cơ bản và không khó để tìm kiếm ở bất kỳ các bản CV nào, đặc biệt là với phần mục tiêu nghề nghiệp. Dù biết là trường hợp khó thể tránh khỏi, thế nhưng việc để quá nhiều những lỗi chính tả xuất hiện trong bản CV của mình cũng chính là một trong những nhân tố khiến cho CV bạn có khả năng loại ngay từ “vòng gửi xe” đấy nhé, cho dù bạn có trình bày nội dung xuất sắc ra sao.
Bởi thế mà hãy hạn chế nhất có thể những lỗi này bằng cách kiểm tra nó thật kỹ trước khi gửi CV của mình đến tay nhà tuyển dụng nhé.
Nội dung câu cú không logic với nhau
Cách diễn đạt mục tiêu lủng củng, hay nội dung câu trước không có sự liên hệ với nội dung câu sau,.. là những lỗi thường không quá hiếm gặp trong các bản CV hiện nay, đặc biệt là với những CV kế toán, CV xin việc IT – Phần Cứng – Mạng, mẫu CV công nghệ thông tin… vốn được đánh giá là khá “thô cứng”.
Cho nên nếu bạn không phải là người quá giỏi về văn chương, thì thay vì trình bày các mục tiêu của mình theo đoạn văn thì hãy thử cách trình bày theo từng gạch đầu dòng xem nhé, nó là một trong những cách tối ưu nhất giúp bạn có thể trình bày được những nội dung một cách rõ ràng mà không bị mắc những lỗi về logic giữa các câu văn nhé.
Mục tiêu nghề nghiệp chỉ thể hiện được những mong muốn của bản thân

Nhiều người khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp của mình thường chỉ chăm chăm đưa những lợi ích của cá nhân hướng đến, mà quên đi mất nói lên được những giá trị mà bạn mang đến cho nhà tuyển dụng là gì. Bởi thế, bên cạnh việc đưa ra những mục tiêu mà bản thân đang hướng tới thì hãy cố gắng đến những lợi ích mà bạn sẽ tạo ra cho công ty nữa nhé. Hãy cho họ thấy rằng việc lựa chọn CV của bạn là hoàn toàn đúng đắn.
5. Mục tiêu nghề nghiệp trong phỏng vấn
Nhà tuyển dụng mang “động cơ gì” khi đặt câu hỏi này cho bạn?

Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi này là muốn tìm hiểu con đường đi của ứng viên có phù hợp với sứ mệnh của công ty hay không, nếu nó là trùng khớp thì có nhiều khả năng ứng viên này muốn đồng hành cùng công ty lâu dài. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất để nhà tuyển dụng đánh giá một ứng viên, khi đặt ra câu hỏi này nhà tuyển dụng còn muốn biết bạn có phải là một người năng động hay không và quan trọng bạn có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí đó hay không?
Một số câu hỏi cũng có ý nghĩa tương đồng với câu hỏi “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?”
+ Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn là gì?
+ Bạn đang muốn tìm kiếm một công việc như thế nào?
+ Vị trí công việc lý tưởng mà bạn muốn theo đuổi là gì?
Với câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên trả lời?
Trong thực tế, hầu hết ai cũng có một ước mơ ấp ủ, trong công việc cũng vậy ai cũng muốn mình thành công, tuy nhiên muốn thành công được bạn phải đi đúng hướng. Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn cũng vậy, nó đòi hỏi cần có một hướng đi đúng với vị trí bạn đang ứng tuyển. Mục tiêu nghề nghiệp thiên về tương lai, trong khi đó những thứ liên quan đến tương lai thì rất khó có thể kiểm chứng được độ chính xác. Vì vậy, thay vì nói ra sự thật thì bạn hãy khéo nói về những điều sau:
Đưa ra những câu trả lời “theo sách giáo khoa”
Trong trường hợp bạn vẫn đang mung lung chưa biết được mục tiêu cuối cùng cả mình là mình muốn gì? Thì biện pháp trả lời các câu hỏi chung chung sẽ giúp bạn tránh được những câu hỏi chi tiết của nhà tuyển dụng. Thay vì lý do “Tôi muốn có việc” thì hãy nói lên sự quan tâm của bạn tới công việc này, bạn thích thú với nó và có thể dành nhiều thời gian nghiên cứu, học tập và hoàn thiện kỹ năng bản thân, để phục vụ cho công việc này, hãy khôn khéo cho rằng định hướng của công ty phù hợp với hướng phát triển của bản thân và mong muốn được hợp tác, gắn bó.
Nhấn mạnh vào sự quan tâm dài hạn của bạn trong công việc

Hầu hết, các nhà tuyển dụng muốn tận dụng những nhân sự có kinh nghiệm và muốn gắn bó lâu dài với công việc. Vì thế, hãy đánh vào việc cam kết làm việc dài hạn như “ Tôi muốn được gắn bó và làm việc với công ty, bởi sứ mệnh của công ty phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của tôi”. Đương nhiên rồi, một công ty khi tuyển dụng chẳng bao giờ muốn nhận những nhân viên đến rồi đi, mất thời gian hướng dẫn, đào tạo hay cả tiền nữa mà chẳng thu lại kết quả gì.
Nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng và quan tâm tới các CV và ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp dài hạn, có ý định phát triển và gắn bó lâu dài cùng công ty, hãy cho họ thấy không ai khác mà chính bạn là người phù hợp nhất với công việc họ cần.
Thể hiện sự đam mê và nhiệt tình trong công việc
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy, bạn có sự nhiệt huyết và năng động của tuổi trẻ vì vậy bạn không ngại gian khổ và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Ngoài những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thì nhà tuyển dụng cũng cần các nhân viên có tinh thần học hỏi, đam mê với công việc, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn để hoàn thiện bản thân cũng như để công việc có kết quả tốt nhất.
Lời kết
Qua những giải đáp về mục tiêu nghề nghiệp là gì và cách viết mục tiêu nghề nghiệp CV hay trên, mong rằng bạn có thể tự tay tạo những CV hay nhất, ấn tượng nhất và tìm được công việc phù hợp nhất.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Xem thêm: https://giaiphapvieclam.com/cach-viet-cv-chuyen-nghiep/
Thu Phượng – Tổng hợp, chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: sokhcn.vinhphuc.gov, mde.edu,soha)
Discussion about this post