Bạn muốn nắm bắt cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp trong tương lai thì bên cạnh việc học hỏi các kiến thức chuyên môn cần thiết để phục vụ công việc, bạn cũng phải chú trọng đến các kỹ năng phát triển bản thân. Trau dồi những kỹ năng này thường xuyên còn giúp cho bạn có thái độ chủ động hơn khi đối mặt với những vấn đề trong công việc mà bạn cần giải quyết. Theo dõi bài viết dưới đây và cùng Acabiz tìm hiểu 6 kỹ năng cần có để phát triển sự nghiệp bản thân.
1. 6 kỹ năng cần thiết để phát triển sự nghiệp cá nhân
Tạo ra cảm hứng làm việc cho chính mình
Muốn làm việc hiệu quả thì dù bạn có đang ở đâu, làm việc từ xa hay làm việc trong văn phòng cũng cần phải có nguồn cảm hứng. Đây là một điều rất quan trọng ảnh hưởng đến cảm xúc, năng suất làm việc của bạn trong cả một ngày dài. Khi góc làm việc của bạn chất đống giấy tờ và trở nên bừa bộn, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu công việc, đó chính là lý do khiến bạn tốn rất nhiều thời gian cũng như ảnh hưởng năng lượng làm việc.
Chính vì thế, đừng quên dành thời gian sắp xếp lại không gian làm việc của bạn một cách gọn gàng, sạch sẽ trước khi bắt tay vào làm việc để tự tạo ra nguồn cảm hứng mỗi ngày nhé.

Khai thác thế mạnh riêng để phát triển
Đừng cố gắng trở thành một người thông thái trong mọi lĩnh vực. Học hỏi nhiều kiến thức là điều nên làm nhưng hãy chọn lọc các kỹ năng nổi bật của bản thân để tập trung trau dồi và phát triển mạnh vào nó. Bởi vì “một nghề cho chin còn hơn chin nghề”, câu nói rất đúng trong hoàn cảnh rất nhiều người đang chạy theo tâm lý đám đông, thấy người ta thành công trong lĩnh vực nào đó cũng cố gắng làm theo mặc dù đã biết trước nguy cơ thất bại là rất cao vì mình không phải là người phù hợp. Việc thất bại quá nhiều sẽ dẫn tới tâm lý chán nản và nhụt chí không muốn cố gắng để hoàn thành công việc nữa.
Vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân
Vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân là một kỹ năng quan trọng và cũng rất khó để đạt được, đặc biệt là với những người đã đi làm. Trong một số hoàn cảnh như phỏng vấn, đi họp, trao đổi trực tiếp với cấp trên,… nhiều người có tâm lý lo lắng, e ngại, sợ làm sai nên đã chọn cách không đối diện với vấn đề và còn có thể tạo ra những kết quả không tốt như mong đợi. Chính vì thế, thay vì cứ mãi mang tâm lý sợ hãi, hãy cố gắng trau dồi kỹ năng xử lý tình huống để bản thân luôn chuẩn bị kỹ càng và chủ động đối diện với các vấn đề phát sinh khác nhau.

Vượt qua vùng an toàn
Kỹ năng phát triển bản thân tiếp theo mà nhân viên cần trau dồi đó chính là giúp chính mình vượt qua khỏi vùng an toàn. Nhân viên làm việc đạt KPI, theo sát tiến độ công việc, hay một nhân viên trung thành với công ty chỉ có thể giúp mọi người nhìn thấy rằng bạn đang phát triển ổn định, thậm chí là dậm chân tại chỗ. Do đó, bạn hãy khắc phục tình trạng trên bằng cách tạo động lực cho bản thân phát triển tốt hơn, thoát ra khỏi tình trạng trì trệ và phải cảm thấy hối tiếc vì đã không cố gắng hết sức mình để đạt được thành công trong sự nghiệp.
Tạo thói quen ghi chép
Tạo cho mình thói quen ghi chép những đầu việc cần phải làm, những thông tin cần ghi nhớ là một kỹ năng rất tốt giúp bạn sắp xếp công việc và quản lý thời gian làm việc một cách hợp lý và hiệu quả. Đừng khiến cho não bộ của bạn bị rơi vào tình trạng quá tải khi phải vừa giải quyết các vấn đề công việc lại vừa phải thực hiện chức năng ghi nhớ những điều cần hoàn thành trong một ngày.
Sử dụng một quyển sổ tay hay những tờ giấy note để ghi chép và liệt kê các đầu mục công việc cần phải hoàn thành trong buổi tối hôm trước và vào cuối ngày hãy kiểm tra xem mĩnh đã hoàn thành tất cả những việc ấy chưa để tự đánh giá được hiệu quả làm việc cũng như đưa ra các giải pháp cải thiện cho ngày tiếp theo.

Học hỏi kiến thức mới theo cách mới
Khi học một kiến thức nào đó, bạn có thể tham khảo các cách học, cách hướng dẫn để học theo cho đúng nhưng không nhất thiết phải nhất nhất tuân theo 100% mà bạn có thể tự sáng tạo ra những cách mới của riêng mình. Tìm ra cách riêng để học sẽ giúp bạn tiếp thu được kiến thức một cách dễ dàng, phù hợp với bản thân và đem lại hiệu quả hơn rất nhiều. Thêm nữa, đừng chỉ học lý thuyết suông một cách sáo rỗng, hãy cố gắng biến lý thuyết thành thực hành để bạn có những trải nghiệm thực tế cho bản thân.

2. 5 bước để cải thiện kế hoạch phát triển sự nghiệp của bạn
Có kỷ luật
Đối với nhiều người, kỷ luật là một từ không mấy tốt đẹp. Họ đánh đồng kỷ luật với sự vắng mặt của sự tự do, sự ép buộc hay phải hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng theo Stephen R. Covey, “chỉ có kỷ luật mới là tự do thực sự. Sự vô kỷ luật là nô lệ cho những tâm trạng,những ham muốn, và những niềm đam mê khác”.
Nơi làm việc là môi trường hoàn hảo để làm việc dựa trên ý thức kỷ luật của bạn.
Hãy cố gắng kiểm soát sự thôi thúc của bạn đối với đồ ăn vặt hay thói quen tám chuyện giữa giờ. Cuối cùng, điểm chính của điều này là để bạn có thể thực hiện một cái gì đó, và sau đó tiếp tục theo đuổi nó.
Thực hiện một hệ thống công việc để đảm bảo hiệu suất làm việc
Một hệ thống công việc để đảm bảo hiệu suất làm việc như Getting Things Done (GTD) không chỉ là một hệ thống để làm việc, đó là một hệ thống cho cuộc sống của bạn nữa. Nếu bạn bắt đầu để kết hợp với các hành vi liên quan GTD vào công việc của bạn – thu thập, xử lý, tổ chức, rà soát, và làm – chúng sẽ tự nhiên chảy vào cuộc sống cá nhân của bạn. Sau tất cả những điều đó, nếu bạn có thể tự học để có hiệu quả tối đa và có thể thoải mái tại nơi làm việc, tại sao không thể lặp lại điều này ở nhà?
Phát triển những kỹ năng tương tác và tạo những mối quan hệ mới
Có phải bạn đang làm việc trongmột căn phòng đầy những người xa lạ bên cạnh bạn? Nếu vậy, hãy phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng mở rộng mối quan hệ của bạn tại nơi làm việc. Đây là một trong những điều quan trọng nếu bạn muốn sự nghiệp của mình sớm phát triển. Sau đây là những mẹo nhỏ mà chắc chắn có thể xây dựng dược cả hai kỹ năng trên cũng như gia tăng sự tự tin của bạn trong sự thể hiện với mọi người:
– Có những cuộc nói chuyện với đồng nghiệp
– Trở nên nghệ thuật hơn trong những buổi “nhỏ to tâm sự” với đồng nghiệp
– Cố gắng nhớ tên của mọi người
– Chăm chú lắng nghe
– Thể hiện sự quan tâm chân thành với mọi người
Cam kết trở nên xuất sắc
Nếu bạn có một công việc bạn không thích, nó rất dễ dàng để rơi vào cái bẫy rằng “Tôi không quan tâm”. Dấu hiệu bạn đã rơi vào cái bẫy này có thể thể hiện qua việc bạn không quan tâm đến khách hàng hay chất lượng làm việc của bạn chỉ ở mức trung bình. Ngoài cản trở sự nghiệp của bạn, tôi tin rằng một thái độ thờ ơ với công việc rất nguy hiểm bởi vì một ngày nào đó, nó có thể trở thành một thái độ đối với cuộc sống của chính bạn.
Nếu bạn cam kết trở nên xuất sắc trong công việc, ngay cả đối với những nhiệm vụ nhỏ nhất, điều đó sẽ trở thành một thói quen. Và như Aristotle đã từng nói: “Chúng ta là những gì chúng ta liên tục làm. Trở nên xuất sắc, và sau đó, đó không chỉ là một hành động, mà là một thói quen”.
Luyện tập cho bộ não của bạn
Nơi làm việc là nơi bạn làm việc theo cách tránh luyện tập não của bạn. Ví dụ, có bao giờ bạn sử dụng một máy tính để thực hiện một số tiền bạn có thể dễ dàng thực hiện trong đầu của mình chưa? Hoặc, có khi nào bạn hỏi một đồng nghiệp về một chính sách hoặc thủ tục mà không tự mình cố gắng nhớ nó trước khi hỏi hay sử dụng sự khéo léo của mình để tìm câu trả lời? Hướng giải quyết cho sự lười biếng này rất đơn giản: hãy nỗ lực để luyện tập bộ não của mình trong suốt cả ngày làm việc.
Nếu bạn có thể thực hiện được những điều trên. Công việc của bạn sẽ tiến triển nhiều hơn bạn nghĩ và có thể sẽ giúp bạn tiến lên một nấc mới trong công việc hiện tại. Hãy có kế hoạch phát triển sự nghiệp nếu bạn muốn làm việc lâu dài tại nơi làm việc.
Lời kết
Trên đây là 6 kỹ năng cần có để phát triển sự nghiệp cá nhân mà Giaiphapvieclam.com muốn cung cấp cho bạn. Trau dồi kỹ năng, kiến thức mỗi ngày sẽ giúp cho bạn tự tin hơn với chính bản thân, không quản ngại những khó khăn, thử thách để vươn tới thành công trong tương lai. Chúc các bạn thành công.
Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết!
Xem thêm: https://giaiphapvieclam.com/phong-thuy-chung-cu/
Thu Phượng – Tổng hợp, chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: sokhcn.vinhphuc.gov, mde.edu,soha)
Discussion about this post