Product marketing là gì? Product marketing, hay còn gọi là tiếp thị sản phẩm, có lẽ là một thuật ngữ khó có thể tìm kiếm được định nghĩa chính xác. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Product marketing là gì?

Product Marketing là quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, quảng bá và bán sản phẩm cho khách hàng. Quá trình này bao gồm việc định vị và đưa ra thông điệp của sản phẩm, ra mắt sản phẩm và đảm bảo nhân viên bán hàng và khách hàng hiểu rõ về sản phẩm đó nhằm mục đích thúc đẩy doanh thu và nhu cầu cho sản phẩm.Product Marketing không dừng lại một khi sản phẩm đã được tung ra thị trường. Quá trình được kéo dài sau khi ra mắt để đảm bảo đúng đối tượng biết về sản phẩm, cách sử dụng và nhu cầu cũng như phản hồi của những đối tượng này cũng sẽ được lắng nghe trong vòng đời của sản phẩm.
Như vậy, product marketing và marketing truyền thống có gì khác nhau? Đều cùng là hoạt động quảng bá, nhưng marketing truyền thống tập trung vào việc thu hút và chuyển đổi khách hàng. Các nhà marketers truyền thống tập trung vào những đối tượng mới: khách hàng tiềm năng. Marketing truyền thống cũng đóng vai trò quảng bá cho một công ty, thương hiệu và đảm bảo tính nhất quán của thông điệp marketing.Mặt khác, product marketing tập trung vào việc marketing tới khách hàng, thúc đẩy nhu cầu và sự chấp nhận sản phẩm của khách hàng hiện tại. Nó tập trung vào các bước khách hàng thực hiện để mua sản phẩm, từ đó các product marketers có thể xây dựng các chiến dịch hỗ trợ quá trình này.
Xem thêm TOP 10 việc làm được Thegioigoicuoc.com dự đoán có mức lương cao nhất 2021
Nhiệm vụ Product Marketing là gì?
Nắm được thông tin Product Marketing là gì? Để đảm bảo hiệu quả của Product Marketing thì các bạn cần phải xác định rõ nhiệm vụ, công việc cần làm dưới đây.
Xác định chân dung khách hàng và đối tượng mục tiêu cho sản phẩm
Mỗi product marketing manager là người sẽ phải xác định được người mua và đối tượng mục tiêu cho sản phẩm của mình. Qua đó sẽ giúp bạn có thể thể nhắm đúng mục tiêu, lên chiến lược hiệu quả và thuyết phục khách hàng mua hàng. Công việc này còn có thể giúp bạn có thể điều chỉnh sản phẩm cũng như những tính năng của nó sao cho phù hợp. Từ đó, bạn sẽ thấu hiểu tâm lý khách hàng và giải quyết được những thách thức mà đối tượng đang hướng tới họ phải đối mặt.
Sáng tạo, quản lý và triển khai chiến lược Marketing cho sản phẩm
Xây dựng product marketing strategy cho sản phẩm bao gồm những công việc như: xây dựng và triển khai nội dung và chiến dịch. Những hoạt động trên giúp bạn sáng tạo để dẫn khách hàng và đối tượng mục tiêu của bạn đến gần hơn tới bước mua hàng hơn.
Làm việc với bộ phận Bán hàng để thu hút đúng khách hàng cho sản phẩm mới của doanh nghiệp
Những nhà tiếp thị sản phẩm sẽ là người duy trì mối quan hệ trực tiếp với bộ phận Bán hàng (Sales). Cụ thể, bạn sẽ làm việc với Sales nhằm xác định và thu hút đúng đối tượng mục tiêu của sản phẩm, rồi cung cấp tài liệu hỗ trợ bán hàng cho khách hàng nhằm đảm bảo cho họ nắm được sản phẩm từ trong ra ngoài, với những tính năng đi kèm.
Công việc trên sẽ giúp cho những thông tin và bạn với bộ phận liên quan chia sẽ sẽ được thống nhất, tạo dựng niềm tin và mang đến trải nghiệm tốt nhất với khách hàng. Đồng thời mỗi câu nói sẽ là một bản sắc thương hiệu cho bất kỳ ai tiếp xúc với sản phẩm.
Định vị sản phẩm của thương hiệu trên thị trường
Đối với product marketing manager thì công việc quan trọng nhất đó là phải định vị được những sản phẩm thương hiệu trên thị trường. Bạn có thể liên tưởng việc làm trên theo cách kể một câu chuyện (Storytelling) – vị trí của bạn trên thị trường từ đó sẽ giúp bạn tạo ra và định hưởng câu chuyện liên quan đến sản phẩm.
Đối với mỗi nhà Tiếp thị sản phẩm, bạn sẽ phối hợp cùng với bộ phận Marketing và các bộ phận khác phụ trách về sản phẩm để kể về câu chuyện sau khi trả lời các câu hỏi quan trọng dưới đây:
- Tại sao lại tạo ra sản phẩm này?
- Sản phẩm này được làm cho ai?
- Sản phẩm này nhằm giải quyết những vấn đề gì?
- Những yếu tố khiến cho sản phẩm này trở nên độc đáo?
Chiến lược Marketing sản phẩm

Chiến lược marketing sản phẩm phục vụ cho mục tiêu hướng dẫn định vị, định giá và quảng bá sản phẩm mới của các thương hiệu. Nó giúp vạch ra một lộ trình phát triển sản phẩm từ giai đoạn nghiên cứu, phát triển đến ra mắt, thông báo đối tượng mục tiêu mới và xác định thị trường nào sẽ là nơi ra mắt và marketing sản phẩm đó. Bây giờ, hãy cùng xem năm bước có thể giúp bạn tối ưu hóa chiến lược marketing sản phẩm của mình.
Xác định đối tượng mục tiêu của sản phẩm và chân dung khách hàng
Như đã đề cập ở trên, một trong những vai trò chính của bạn với tư cách là nhà tiếp thị sản phẩm là xác định được đối tượng mục tiêu cụ thể và xây dựng chân dung khách hàng cho sản phẩm cụ thể được bán (các sản phẩm khác nhau sẽ có đối tượng mục tiêu khác nhau). Đây là bước đầu tiên để tiếp thị sản phẩm của mỗi thương hiệu
Product marketing là gì? Bằng cách thấu hiểu khách hàng cũng như nhu cầu, thách thức và điểm đau của họ, bạn sẽ có thể đảm bảo tất cả các khía cạnh của chiến lược marketing sản phẩm được điều chỉnh sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu và chân dung của họ. Bằng cách này, sản phẩm và nội dung tiếp thị được tạo cho sản phẩm sẽ luôn tương thích với khán giả của thương hiệu.
Định vị chỗ đứng và thông điệp khác biệt cho sản phẩm
Sau khi đã nghiên cứu khách hàng và tìm hiểu về đối tượng mục tiêu, bạn sẽ xác định được nhu cầu, thách thức và điểm đau của họ. Từ đây, bạn có thể suy nghĩ về việc làm nổi bật phương thức mà sản phẩm của bạn có thể giải quyết những thách thức đó cho khách hàng.
Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết có nghĩa là bạn phải khác biệt hoàn toàn với đối thủ cạnh tranh. Rốt cuộc, họ là đối thủ của bạn là bởi vì họ giải quyết nhu cầu của khách hàng theo cách tương tự với công ty bạn.
Chìa khóa để phân biệt sản phẩm của bạn với các sản phẩm khác là việc định vị chỗ đứng và thông điệp truyền tải. Chỗ đứng và thông điệp của sản phẩm trả lời các câu hỏi chính mà khách hàng của bạn thắc mắc về sản phẩm cũng như điều làm cho nó trở nên độc đáo. Sau đó, bạn có thể biến những câu trả lời đó thành những ý chính nằm trong chiến lược Marketing sản phẩm.
Xem thêm Hành vi khách hàng là gì? Tại sao làm Marketing phải biết hành vi khách hàng?
Đặt mục tiêu cho sản phẩm

Tiếp theo, điều cần làm là mục tiêu cho sản phẩm. Những mục tiêu này sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng sản phẩm, loại công ty bạn làm việc, mục tiêu Marketing tổng thể và nhiều hơn thế – mục tiêu của bạn sẽ phải cụ thể cho doanh nghiệp và cả bối cảnh thị trường Tuy nhiên, chúng ta hãy xem xét một số mục tiêu chung mà các nhà tiếp thị sản phẩm hướng tới đạt được:
- Tăng doanh thu
- Tương tác với khách hàng
- Cải thiện thị phần
- Có được khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh
- Tăng nhận diện thương hiệu
Product marketing là gì? Lời khuyên: Hãy thoải mái kết hợp một vài trong số các mục tiêu này hoặc chỉ chọn một mục tiêu để tập trung vào – mỗi công ty và sản phẩm sẽ có các mục tiêu khác nhau. Điều quan trọng là phải đảm bảo bạn xem xét và đặt các mục tiêu này theo hình thức mục tiêu SMART, nghĩa là chúng phải cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, có tính thực tế và bị ràng buộc theo thời gian.
Qua bài viết trên đây Giaiphapvieclam.com đã cung cấp các thông tin về Product marketing là gì? Nhiệm vụ Product Marketing là gì?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( advertisingvietnam.com, marketingai.vn, … )
Discussion about this post