Quản đốc là gì? Trong một doanh nghiệp thường không thể thiếu vị trí quản đốc. Vậy quản đốc là gì? Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Quản đốc xưởng là gì?

Quản đốc xưởng (hay Production Manager; Head Foreman) là vị trí công việc thuộc bộ phận quản lý, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng của công ty, bao gồm quản lý con người, máy móc, môi trường, chất lượng sản phẩm, quản lý – xử lý đơn hàng, giải quyết vấn đề phát sinh,… đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công nghệ được giao.
Quản đốc xưởng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc sản xuất/ Giám đốc công ty và các phòng, ban chuyên môn khác trong việc điều hành, quản lý mọi hoạt động trong xưởng, bao gồm cả lao động và máy móc thiết bị.
Xem thêm Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết để lọt tầm ngắm nhà tuyển dụng
Công việc của Quản đốc xưởng là gì?
Bao gồm:
– Tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng
– Đề ra chiến lược sản xuất và kế hoạch phát triển của xưởng
– Quản lý nhân sự trong xưởng
– Quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm xưởng làm ra
– Đánh giá hiệu suất công việc của công nhân trong xưởng
– …
Mô tả công việc một quản đốc thường làm

Nhiệm vụ
Quản đốc là gì? Thông thường một quản đốc sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau dựa theo chỉ thị mà cấp trên đưa ra như:
- Chịu trách nhiệm với công việc diễn ra trong xưởng về mặt quản lý, điều hành trước ban giám đốc và các phòng ban có liên quan
- Chỉ đạo thực hiện sản xuất theo kế hoạch nhằm đạt được kết quả cao nhất theo mục tiêu đề ra
- Triển khai công việc đúng quy trình và quy định của doanh nghiệp về vấn đề quản lý nhân sự, và tài sản
- Quan sát bao quát toàn bộ quá trình thực hiện công việc, đốc thúc nhân viên làm việc đúng mục tiêu và kế hoạch mà cấp trên giao xuống
- Đưa ra các kế hoạch, mục tiêu sản xuất cho các bộ phận sao cho hợp lý sau khi nhận chỉ đạo từ cấp trên
- Hướng dẫn, quan sát nhân công làm việc trong phạm vi cho phép
- Quản lý các máy móc, thiết bị, vật tư thuộc phạm vi quản lý
- Lập báo cáo theo dõi công việc theo các mốc thời gian để gửi cho cấp trên
- Tổ chức các cuộc họp thường xuyên để đánh giá tiến độ công việc, các kế hoạch mục tiêu, vấn đề còn tồn đọng chưa được giải quyết
- Phối hợp các phòng ban khác để xử lý công việc tốt nhất
- Xây dựng một tập thể, văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp
Xem thêm Cách tạo động lực cho nhân sự giúp tăng hiệu suất làm việc tại doanh nghiệp
Quyền hạn
Quyền hạn của quản đốc
Xem thêm: Má lúm đồng tiền là gì? Ý nghĩa tướng số con Trai, Gái có má lúm
Bên cạnh nhiệm vụ thì quản đốc còn có một số quyền hạn cụ thể như:
- Đề xuất, bãi bỏ hoặc bổ nhiệm những nhân sự dưới quyền trong bộ phận mình quản lý
- Giám sát, phân công, luân chuyển nhân sự dưới quyền theo kế hoạch công việc
- Phê duyệt vấn đề chuyên cần của nhân viên
- Điều phối, phân bổ, mua mới các máy móc cần thiết phục vụ quá trình sản xuất
Chức năng
Một quản đốc xưởng sẽ nắm các chức năng gồm:
- Chịu trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo kế hoạch sản xuất đúng tiến độ, quy trình thông qua việc điều hành sản xuất
- Tiếp nhận chỉ đạo từ cấp trên và phân bổ công việc cho các phòng ban, nhân viên
- Trong các ca làm việc, quản đốc cần kiểm tra và xử lý các sự cố liên quan tới máy móc, nhân lực
Xem thêm Bí mật giúp mọi doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự hiệu quả
Yêu cầu đối với Quản đốc

Quản đốc là gì? Quản đốc là vị trí vừa đòi hỏi kiến thức chuyên môn, lại cần có nhiều kinh nghiệm làm việc. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm kiếm những ứng viên được đào tạo bài bản, có nền tảng kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít người đảm nhiệm công việc Quản đốc có xuất thân từ chính những người công nhân, trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm làm việc và được thăng chức lên cấp quản lý.
Thông thường, nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên tìm việc làm Quản đốc phải đáp ứng những kỹ năng sau:
- Am hiểu về lĩnh vực mà mình theo đuổi.
- Có kinh nghiệm làm việc thực tế.
- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt.
- Linh hoạt trong cách xử lý vấn đề, quyết đoán.
- Khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp.
- Cầu tiến, không ngừng trau dồi kiến thức để phát triển bản thân.
- Chịu được áp lực cao trong công việc.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
Qua bài viết trên đây Giaiphapvieclam.com đã cung cấp các thông tin về quản đốc là gì? Công việc của Quản đốc xưởng là gì?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( sentayho.com.vn, vn.joboko.com, … )
Discussion about this post