Nếu thường xuyên đặt cho mình câu hỏi “Không biết tiền đi đâu hết?” thì chứng tỏ bạn là một người chưa có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, nghiêm túc. Cách bạn quản lý và sử dụng tiền bạc có thể tạo ra những tác động sâu sắc đến cuộc sống của bạn. Vì vậy hãy bắt đầu với các “quy tắc vàng” sau đây nhé.
1. Quy tắc quản lý tài chính cá nhân
Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được
Nếu chi tiêu lớn hơn thu nhập thì sớm muộn bạn cũng sẽ bị ngập trong những khoản nợ.
Nếu tiêu đúng con số kiếm được, bạn sẽ bị động trong những trường hợp khẩn cấp hoặc những thay đổi quan trọng trong đời.
Do đó, để nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và muốn có tiền tiết kiệm, chuẩn bị cho tương lai thì nguyên tắc đầu tiên các bạn cần nhớ là chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được.

Luôn lập kế hoạch cho tương lai
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tiếp theo các bạn cần lưu ý là luôn có kế hoạch cho tương lai.
Một số hình thức tiết kiệm phổ biến các bạn có thể tham khảo như sổ tiết kiệm hay các khoản hưu trí… Một “quỹ khẩn cấp” là vô cùng cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp.
Hãy đầu tư
Bạn có thắc mắc “Vì sao những người giàu thì ngày càng giàu có hơn?” Bởi tiền của họ có thể tăng lên ngay cả khi họ đang ngủ.
Đầu tư đúng cách sẽ giúp số tiền gốc ban đầu của bạn lớn lên nhanh chóng. Đừng gửi toàn bộ số tiền bạn có trong một ngân hàng lãi suất thấp, thay vào đó hãy chia tiền thành nhiều phần để đầu tư vào các hạng mục khác nhau, trong đó có cả đầu tư cho việc học để có một công việc lương cao hơn.
Bắt đầu thiết lập ngân sách
Lập ngân sách chính là một kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả giúp các bạn nắm rõ các khoản chi tiêu của mình. Việc thiết lập ngân sách giúp các bạn bám sát những khoản chi tiêu trong tháng của mình. Từ đó có thể rà soát và cân nhắc xem nên cắt giảm chi phí ở khoản nào cho hợp lý.
Theo ý kiến từ các chuyên gia tài chính, việc quá nghiêm khắc không thực sự mang lại kết quả tốt, họ đề xuất đề xuất chia tiền của bạn thành bốn loại:
– Chi phí cố định (50-60%): chi phí dành cho những khoản cố định mỗi tháng như tiền thuê nhà, điện, nước, wifi, tiền xăng…
– Đầu tư (10%): Khi bạn tiết kiệm được một khoản tiền, bạn nên nghĩ đến chuyện đầu tư. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên đầu tư một khoản vừa phải, khoảng 10% tiền lương mỗi tháng hoặc tiền tiết kiệm của bạn.
– Tiết kiệm (5-10%): Bao gồm tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn, có thể là tiết kiệm tiền cho các kỳ nghỉ, quà tặng hoặc các giao dịch lớn như TV hoặc xe máy mới. Bạn cũng nên lập một quỹ khẩn cấp – một khoản tiền nhỏ giữ trong thẻ ATM dùng cho các trường hợp bất ngờ.
– Chi phí tự do (20-35%): Đây là khoản chi phí dùng cho các quyết định liên quan đến sở thích cá nhân của bạn như ăn uống, xem phim, mua sắm…. Miễn là bạn đảm bảo duy trì 3 khoản phí trên.
2. 5 bước hình thành kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Tổng hợp nguồn thu nhập hàng tháng
Bạn cần biết mình có được bao nhiêu tiền trước khi đưa ra quyết định chi tiêu hàng tháng, tránh rơi vào tình trạng chi vượt mức thu.

Liệt kê các khoản chi tiêu của bản thân
Tùy vào nhu cầu cá nhân, bạn có thể lập danh sách chi tiết cho các khoản cần chi tiêu ngắn hạn, khoảng 1 tháng chẳng hạn. Sau đó, bạn hãy sắp xếp các khoản mục theo thứ tự quan trọng từ trên xuống dưới. Nếu bạn nghiêm túc làm điều này một cách tỉ mỉ, các khoản phát sinh ngoài dự kiến sẽ nằm trong tầm kiểm soát. Một số khoản chi mà bạn có thể tham khảo cho lần đầu thực hiện:
- Chi tiêu bắt buộc: tiền nhà, điện, nước sinh hoạt, chi phí di chuyển, học phí…
- Chi tiêu không bắt buộc: giải trí, tiền mừng, quà sinh nhật…

Bằng cách liệt kê tất cả những chi tiêu trong tháng, bạn sẽ nhận ra được các khoản cần thiết và không cần thiết. Nhờ vậy mà bạn có thể thay đổi thói quen tiêu dùng của bản thân.
Ghi chép lại tất cả các khoản chi tiêu
Một trong những việc cần làm để kiểm soát tình hình tài chính cá nhân là ghi lại các khoản chi tiêu. Kỹ năng ghi chép hiệu quả sẽ cho bạn biết được rằng mình đã bỏ tiền vào những khoản nào, lãng phí nhất vào đâu. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch, điều chỉnh ngân sách chi tiêu sao cho phù hợp với tình hình tài chính hiện tại.
Ngoài hình thức ghi chép truyền thống bằng sổ tay, hiện nay có rất nhiều phương pháp hiện đại và nhanh chóng hơn. Một trong số đó là sử dụng phần mềm tính toán trên máy tính (như Excel) hoặc các ứng dụng quản lý tài chính của smartphone.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, các ứng dụng tài chính trên smartphone ngày càng hiện đại, mang đến không chỉ tính linh hoạt khi sử dụng mà còn hỗ trợ người dùng theo dõi và quản lý tiền bạc hiệu quả hơn. Các ứng dụng quản lý tài chính nổi tiếng có thể kể đến như Mint, Money Lover…

Lập cho mình một khoản tiết kiệm
Đừng chỉ nói suông là tiết kiệm, đừng chỉ dè xẻn trong việc chi tiêu đến mức bị đánh giá là keo kiệt mà hãy tiết kiệm có kế hoạch bằng việc đặt ra các mục tiêu cụ thể. Ví dụ như, nêu ra lý do của hành động cắt giảm chi tiêu, khoảng thời gian thực hiện… Điều này sẽ giúp bạn tiến tới mục đích nhanh hơn, hạn chế sử dụng các khoản tiền một cách không kiểm soát.
Mặt khác, việc sở hữu các khoản tiết kiệm cũng giúp cho mỗi người có thể xoay xở được trong các tình huống khẩn cấp, như ốm đau, hư hỏng đồ đạc…

Lập bảng cân đối ngân sách
Từ những khoản thu, chi và tiết kiệm kể trên, hãy lập ra cho mình một bảng cân đối ngân sách. Việc này thực chất không quá khó khăn khi bạn đã hoàn thành những bước trước đó. Đây chỉ là chiếc bảng kê khai lại, tổng hợp những gì cần chi và thể hiện ngân sách của bạn là bao nhiêu.
Cũng như việc ghi chép các khoản chi tiêu, ngoài phương thức truyền thống là viết tay, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến những phần mềm, ứng dụng hỗ trợ để tăng tính hiệu quả và sinh động cho bảng ngân sách của mình.

Một điều quan trọng khi lập bảng cân đối là phải đảm bảo số tiền chi ra luôn thấp hơn thu vào. Duy trì nguyên tắc này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát và quản lý được tài chính cá nhân, ngoài ra còn có thể tích lũy cho việc kinh doanh và đầu tư trong tương lai.
Lời kết
Hy vọng với những quy tắc và các bước trên giúp bạn hình thành kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng “nợ nần” chồng chất. Bạn hãy lên kế hoạch và bắt đầu thực hiện từ ngay hôm nay nhé!
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Xem thêm: https://giaiphapvieclam.com/kinh-nghiem-xin-hoc-bong-du-hoc-dai-loan/
Thu Phượng – Tổng hợp, chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: edu2review, kyna, govalue)
Discussion about this post